Hiện nay, có rất nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu trái cây. Trong đó, Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Xuất Nhập Khẩu Toàn Cầu Thiên Ân là một trong những cái tên nổi bật bởi vì:
Người tiếp nhận hồ sơ của tôi có nhiệm vụ gì theo quy định của Luật Hải quan?
Căn cứ Điều 19 Luật Nghĩa vụ 2014 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan như sau:
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Hướng dẫn người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan; giám sát việc mở, đóng, chuyển tải, xếp dỡ hàng hóa tại địa điểm làm thủ tục hải quan và địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì yêu cầu chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải, người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được ủy quyền thực hiện các yêu cầu để kiểm tra, khám xét hàng hóa, phương tiện vận tải theo quy định của Luật này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Lấy mẫu hàng hóa với sự có mặt của người khai hải quan để cơ quan hải quan phân tích hoặc trưng cầu giám định phục vụ kiểm tra hải quan.
- Yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ liên quan đến hàng hóa để xác định đúng mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa.
- Yêu cầu người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải đi đúng tuyến đường, đúng thời gian, dừng đúng nơi quy định.
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Công ty Thiên Ân hoạt động trong lĩnh vực thu mua nông sản và xuất khẩu. Hiện nay, chúng tôi là một trong những đơn vị đi đầu về xuất khẩu trái cây tươi ra nước ngoài. Với mong muốn mở rộng thị trường trái cây Việt Nam, chúng tôi sẽ mang những loại quả đặc sản của quê hương đến khắp châu lục. Thông qua đó góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế nông nghiệp nước nhà.
Thủ tục xuất khẩu trái cây, nông sản
Bước 1: Kiểm tra các loại mặt hàng sản phẩm nông sản được nước nhập khẩu cho phép chưa?
Các doanh nghiệp cần phải xem xét các loại mặt hàng nông sản, trái cây tươi chuẩn bị xuất khẩu đã được cho phép nhập bên các nước nhập khẩu hay chưa?
– Liên hệ trực tiếp Bộ Công Thương Việt Nam xem mặt hàng hoa quả có hạn chế cửa khẩu xuất về phía nước nhập khẩu hay không?
– Trao đổi với đơn vị nhập khẩu xem bên nước nhập khẩu có thể làm thủ tục nhập khẩu loại quả đó từ Việt Nam vào không?
Theo quy định hiện hành, trái cây không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, do đó thủ tục xuất khẩu các loại sản phẩm nông sản, trái cây tươi cũng giống như các loại hàng hóa thông thường khác. Tuy nhiên, để xuất khẩu trái cây tươi cần thêm 2 giấy phép: Quality of Certificate và Giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary).
Bộ hồ sơ chứng từ làm thủ tục xuất khẩu nông sản, trái cây bao gồm:
– Quality of Certificate (bên cơ quan độc lập thứ 3 cấp)
– Phytosanitary (Kiểm dịch thực vật).
Những thủ tục cần làm để xuất khẩu trái cây nông sản
Xuất khẩu trái cây, nông sản, xuất khẩu trái cây tươi đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế trong những năm gần đây bởi chất lượng ngày càng được nâng cao. Hầu hết, các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam rất mong muốn mang sản phẩm của mình ra thị trường Quốc tế. Vậy, cần phải làm thủ tục như thế nào để xuất khẩu trái cây tươi? Bài viết này, Best Logitics cung cấp đến quý khách hàng quy trình và thủ tục xuất khẩu trái cây tươi mới nhất hiện nay:
Những loại thuế phí khi xuất khẩu trái cây
+ Thuế VAT: Theo quy định hiện thành xuất khẩu, thì thuế VAT với các mặt hàng hóa xuất khẩu là: 0%.
+ Thuế xuất khẩu: Trái cây không thuộc vào danh sách mặt hàng chịu thuế xuất, bởi vậy khi xuất khẩu trái cây người xuất khẩu không cần nộp thuế xuất khẩu.
Triển vọng xuất khẩu trái cây của Việt Nam
Việt Nam là một đất nước khí hậu nhiệt đới, thích hợp trồng nhiều loại cây ăn quả. Trên thực tế, trái cây Việt Nam xuất khẩu đi nước ngoài ngày càng tăng trưởng mạnh về sản lượng và cả thị trường. Theo đó, đã có 8 loại trái cây được xuất khẩu chính ngạch qua Mỹ gồm: dừa, xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm, vú sữa, bưởi da xanh.
Ở Úc, trái cây Việt Nam được phép xuất khẩu có 4 loại, gồm: xoài, nhãn, vải thiều, thanh long. Và chúng ta đang đàm phán để có thể đưa chanh leo, bưởi nhập khẩu vào thị trường này. Đối với New Zealand, có 3 loại trái cây được phép xuất khẩu từ Việt Nam qua là xoài, chôm chôm và thanh long.
Trái cây Việt Nam đã được xuất khẩu ra nhiều thị trường trên thế giới
Thị trường trái cây xuất khẩu tiềm năng nhất của Việt Nam không đâu xa lạ, chính là Trung Quốc. Hiện có đến 12 loại trái cây được xuất khẩu chính ngạch vào quốc gia này, gồm có: sầu riêng, khoai lang, thanh long, chanh dây, nhãn, vải, chôm chôm, măng cụt, xoài, dưa hấu, mít, chuối.
Đối với thị trường châu Âu, Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1-8-2020 đã mang đến cơ hội cho nông sản, trái cây Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường này. Những mặt hàng rau quả khi được xuất khẩu sẽ mang mã số HS. 8109094, bao gồm: lựu, mãng cầu (na), mận, thanh trà, chanh leo, sấu đỏ, táo ta và dâu da đất.
Từ các dữ liệu thống kê được, xoài hiện đang là loại quả được nhiều thị trường cho phép nhập khẩu nhất. Tiếp theo là trái thanh long, chôm chôm, nhãn và vải thiều. Với số lượng trái cây xuất khẩu ngày càng tăng đã giúp cho hoạt động nông nghiệp - trồng cây ăn quả của Việt Nam phát triển hơn. Diện tích đất trồng cây ăn quả đang ngày càng được mở rộng. Từ đó mang đến rất nhiều tiềm năng kinh tế cho bà con nông dân.
Xuất khẩu trái cây giúp kinh tế ngành nông nghiệp trồng trọt của Việt Nam có bước phát triển vượt bậc
Chi phí vận chuyển và thời gian xuất khẩu nông sản trái cây
Về chi phí và thời gian xuất khẩu trái cây nông sản đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, tùy thuộc vào tính chất hàng hóa và mức độ yêu cầu hàng hóa xuất khẩu quốc tế để có thể vận chuyển đường biển, vận chuyển đường hàng không, vận chuyển đường bộ, vận chuyển phát nhanh. Với mỗi lô hàng đều cần xem xét cụ thể để đưa ra được quyết định phù hợp nhất.
Với những loại mặt hàng hóa đặc biệt hàng trái cây thì trong quá trình vận chuyển có thể xảy ra tình trạng bị dập nát, hư hỏng,… bởi vậy, quý doanh nghiệp cần chú ý về cách bảo quản cũng như về khâu đóng gói hàng hóa. Phần lớn các mặt hàng hàng trái cây tươi đều được vận chuyển theo container lạnh để tránh bị hư hỏng.
Trên đây là những thông tin về thủ tục hải quan xuất khẩu trái cây mà Best Logistics đã tổng hợp chi tiết chia sẻ lại cho bạn đọc, mong rằng với những chia sẻ này giúp ích phần nào cho bạn trong việc làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa của mình. Nếu trong quá trình này còn vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trực tiếp.
Gửi hàng từ Đà Nẵng đi Nhật Bản
Vận chuyển trái cây uy tín tại Hà Nội
Người khai hải quan có quyền và nghĩa vụ gì theo Luật Hải quan?
Căn cứ Điều 18 Luật Hải quan 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan như sau:
- Người khai hải quan có quyền:
a) Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, hướng dẫn làm thủ tục hải quan, phổ biến pháp luật về hải quan;
b) Yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa khi đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho cơ quan hải quan;
c) Xem trước hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi khai hải quan để bảo đảm việc khai hải quan được chính xác;
d) Yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra, nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan trong trường hợp hàng hóa chưa được thông quan;
đ) Sử dụng hồ sơ hải quan để thông quan hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, thực hiện các thủ tục có liên quan với các cơ quan khác theo quy định của pháp luật;
e) Khiếu nại, tố cáo hành vi trái pháp luật của cơ quan hải quan, công chức hải quan;
g) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
- Người khai hải quan là chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải có nghĩa vụ:
a) Khai hải quan và làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật này;
b) Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin để cơ quan hải quan thực hiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình; về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan;
d) Thực hiện quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải;
đ) Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đã được thông quan trong thời hạn 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn do pháp luật quy định; xuất trình hồ sơ, cung cấp thông tin, chứng từ liên quan khi cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra theo quy định tại các điều 32, 79 và 80 của Luật này;
e) Bố trí người, phương tiện thực hiện các công việc liên quan để công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
g) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Người khai hải quan là đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 2 Điều này trong phạm vi được ủy quyền. Người khai hải quan là người điều khiển phương tiện vận tải thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, e và g khoản 2 Điều này.