Cô Bé Nhặt Rác

Cô Bé Nhặt Rác

Cách đây 15 năm, một bộ ảnh chụp tại bãi rác Stung Meanchey (Phnom Penh, Campuchia) đã khiến cả thế giới chú ý khi vạch trần cuộc sống khó khăn của những người dân nghèo, hàng ngày phải nhặt rác để kiếm tiền mưu sinh.

Kỳ lạ những cái tên trẻ em bị cấm đặt trên thế giới

Không phải cứ muốn là cha mẹ có thể đặt bất cứ tên gì cho trẻ. Ở một số quốc gia quy định khá nghiêm ngặt, nếu không tuân thủ, những cái tên đó sẽ bị loại bỏ.

Mẹ con đánh giày giữa phố lạnh mùa đông làm dân mạng thổn thức

Vừa đánh giày kiếm sống giữa phố lạnh ngày đông, người mẹ trẻ còn quay sang cưng nựng trò chuyện với đứa con nhỏ là hình ảnh khiến cộng đồng mạng khó có thể cầm lòng.

Nước mắt người mẹ 'bị con phủ nhận' sau hôn nhân chua chát

"Đó là cả một câu chuyện dài với rất nhiều nước mắt, đau đớn và những trái ngang…", chị Hiền trải lòng với VietNamNet.

Tuổi thơ của "Lọ Lem bãi rác": Không được đi học, phải ăn thực phẩm thừa bị vứt đi

"Lọ Lem bãi rác" tên thật là Sophy Ron, sinh ra trong một gia đình lao động cấp thấp tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Tuổi thơ của Sophy Ron là những ngày tháng gắn liền với bãi rác Stung Meanchey - nơi từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự nghèo đói tại Campuchia.

Cả Sophy và những đứa trẻ sống gần đó đều làm nghề bới rác. Sáng nào chúng cũng dậy sớm, lội qua những núi rác hôi thối, chứa đầy mầm bệnh và virus. Nếu may mắn, chúng có thể kiếm được nhiều món đồ có giá trị và hôm đó cả nhà sẽ có cơm ăn. Còn nếu không, bữa ăn của cả nhà có thể là các thực phẩm ôi thiu được nhặt lại từ bãi rác Stung Meanchey.

Nói về cuộc sống khó khăn của những đứa trẻ lớn lên nhờ bãi rác như mình, Sophy từng tâm sự: "Tôi ăn, ngủ và làm mọi thứ trên bãi rác, nó mặc nhiên trở thành nhà của tôi. Tôi còn không nhận ra nó bốc mùi, không biết đó là chỗ bẩn thỉu". Với hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cô bé còn chưa từng nghĩ đến chuyện được đi học.

Túp lều lụp xụp đặt ngay trên đống rác khổng lồ là nơi Sophy và gia đình từng phải sinh sống trong những năm tháng nghèo khổ

Từ khi còn nhỏ, mỗi ngày, Sophy đều dậy sớm đi bới rác để kiếm tiền phụ giúp gia đình

Những tưởng tuổi thơ của Sophy sẽ mãi trôi qua trong vòng luẩn quẩn đói nghèo, thế nhưng bức ảnh chụp tại bãi rác Stung Meanchey đã thực sự thay đổi cuộc đời cô. Thời điểm đó Sophy mới chỉ 11 tuổi, cô bé mỉm cười đáp lại ngay khi thấy người đàn ông giơ máy ảnh. Và khoảnh khắc đó chính là khởi đầu cho cuộc đời mới của Sophy.

Sau khi bức ảnh nổi tiếng toàn cầu, Sophy đã được Quỹ trẻ em Campuchia (CCF) tạo điều kiện để đến trường. Thành tích học tập nổi bật của Sophy đã giúp cô có được học bổng toàn phần tại trường Cao đẳng Trinity (Úc), chuyên ngành Văn học.

Mẹ con Jennifer Phạm vui đùa thả ga trên núi tuyết lạnh cóng

Gần 2 tháng sau khi sinh con lần 3, Jennirer Phạm đã đưa Bảo Nam và bé Na đi trượt tuyết và vui chơi trên núi Mountain High ở Mỹ.

Cuộc sống thay đổi thần kỳ sau 1 bức ảnh

Bẵng đi 15 năm, "Lọ Lem bãi rác" ngày nào đã lột xác thành thiếu nữ xinh đẹp và có cuộc sống trong mơ khiến bao người ngưỡng mộ. Được biết, do thường xuyên nhận được lời mời xuất hiện trên các chương trình truyền hình nên Sophy đã học cách trang điểm và ăn mặc chỉn chu giúp nhan sắc ngày càng thăng hạng.

Nhan sắc vô cùng xinh đẹp khi trưởng thành của "Lọ Lem bãi rác" năm nào

Sau 2 năm theo học tại Cao đẳng Trinity thuộc Đại học Melbourne, cô đã tốt nghiệp thủ khoa và vinh dự được chọn đọc diễn văn trong ngày lễ tốt nghiệp của trường. Chưa dừng lại ở đó, cô nàng còn nhận được học bổng toàn phần tại trường Đại học Melbourne - ngôi trường Đại học lâu đời thứ hai của nước Úc.

Hình ảnh Sophy đọc diễn văn trong buổi lễ tốt nghiệp với vị trí thủ khoa đầu ra của trường Cao đẳng Trinity (Úc)

Hiện tại, cô vẫn thường xuyên đi đi lại lại giữa Campuchia và Úc để theo đuổi việc học cũng như dành thời gian cho gia đình và các hoạt động xã hội. Ngoài ra, cô còn là nhà đồng sáng lập một công ty riêng và đang làm việc cho Quỹ Nhi Đồng Campuchia. Giờ đây, Sophy không còn là cô bé nhặt rác nghèo khổ năm nào mà đã trở thành biểu tượng truyền cảm hứng của nhiều người trẻ Campuchia.

Về phần gia đình Sophy, họ đã không còn phải đi nhặt rác mà chuyển về miền quê yên bình để sinh sống. Nhờ sự hỗ trợ từ các tổ chức, các chị em của Sophy cũng được đến trường và có cơ hội thay đổi cuộc đời.

Sophy nhận được quan tâm lớn từ truyền thông nhờ câu chuyện cuộc đời truyền cảm hứng

Không chỉ Sophy có cơ hội "đổi đời", các em của cô đã được tạo điều kiện đi học và không còn phải nhặt rác để kiếm sống

Một phóng viên ảnh tự do người Đức đã được trao giải “Bức ảnh năm 2019 của UNICEF” vào ngày 19/12, với bức ảnh cô bé nhặt rác thải nhựa ở vùng biển bị ô nhiễm tại cảng Manila, Philippines.

Bức ảnh đoạt giải “Ảnh năm 2019 của UNICEF”. Ảnh: DW

Hartmut Schwarzbach đã chụp lại khoảnh khắc cô bé Wenie đang thu thập các mảnh rác nhựa để đổi lấy một khoản tiền từ người tái chế.

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc cho rằng, bức ảnh của Schwarzbach rất có ý nghĩa, bởi nó nói lên cuộc chiến đấu dũng cảm vì sự sống của trẻ em trước 3 bi kịch trong thời đại: nghèo đói, ô nhiễm và lao động trẻ em.

Trong nhiều năm qua, Schwarzbach đã bày tỏ nỗi buồn về sự nghèo đói trên khắp thế giới thông qua những bức ảnh của mình.

Elke Büdenbender, người bảo trợ của UNICEF tại Đức và là vợ của Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier, cho biết, bức ảnh tạo ra cảm giác gần gũi với trẻ em mà hầu như ít ai nhìn thấy.

“Bức ảnh cho thấy sức mạnh của những đứa trẻ, dù trong điều kiện khó khăn, chúng vẫn không từ bỏ. Trẻ em là điều quý giá nhất, tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống và tương lai của chúng. Quyền trẻ em không thể chỉ là những lời hứa suông”, bà Büdenbender nói.

Nhiếp ảnh gia Schwarzbach cho biết, tại thời điểm chụp ảnh, cô bé trong tấm hình 13 tuổi. Hiện tại, cô đã 15 tuổi.

Theo UNICEF, nhiều trẻ nhỏ bị buộc phải đi thu gom rác thải ở vùng biển bị ô nhiễm của Manila. “Lũ trẻ mạo hiểm với sức khỏe và với chính mạng sống của chúng khi phải ở trong vùng nước bị ô nhiễm, nhặt rác thải để có thể duy trì sự sống”.

UNICEF nhấn mạnh tại lễ trao giải ở Berlin, Đức rằng, ngay cả khi lao động trẻ em bị cấm, nhiều đứa trẻ trong khu ổ chuột vẫn phải lao động để kiếm sống do không có sự lựa chọn nào khác.

Schwarzbach hiện đang làm phóng viên ảnh tự do cho một số tạp chí của Đức như Spiegel và Stern. Anh cũng cộng tác với một số tổ chức nhân đạo. Bức ảnh giành chiến thắng của anh được chụp cho tạp chí Kontinente.

- Mới đây, bộ ảnh cô bé 3 tuổi hồn nhiên vui đùa bên đống phế liệu cùng mẹ trước thềm 8/3 thu hút sự quan tâm của cư dân mạng.

Những bức ảnh chụp một bé gái xinh xắn, mặt nhem nhuốc khoảng 3 tuổi, chơi đùa bên vựa thu mua phế liệu được facebooker Dung Đặng đăng tải đang thu hút  sự quan tâm từ độc giả mạng.

Trái ngược với khung cảnh có phần nhếch nhác xung quanh, cô bé vẫn vô tư nô đùa, thích thú với những thứ đồ chơi tìm được trong đống phế liệu.

Gần đó là hình ảnh người mẹ dáng vẻ trông lam lũ đang lọc đồ phế liệu bán cho chủ vựa thu mua.

Vẻ ngộ nghĩnh, đáng yêu cùng đôi mắt thông minh và nụ cười rạng rỡ của cô bé không khỏi 'đốn tim' người xem.

Liên hệ với Đặng Dung (SN 1988, ở thành phố Hải Dương), chị cho biết gia đình chị có truyền thống làm về nhiếp ảnh. Đây là bộ ảnh của mẹ con chị chụp.

Cách đây một tuần, khi dẫn con đi chơi qua khu phố Ga, chị nảy ra ý tưởng thực hiện bộ ảnh này với mục đích tái hiện lại góc khuất của những người phụ nữ lao động không có ngày 8/3.

Chị Dung tâm sự: “Góc phố Ga nơi tôi cùng gia đình sinh sống, ngày nào đi làm qua đây cũng bắt gặp ánh mắt của những người dân lam lũ nhưng trên môi không tắt nụ cười.

Đây là nơi tập trung rất đông những người làm nghề đồng nát (lượm phế liệu). Tinh thần lạc quan của họ luôn thôi thúc tôi phải chụp một bộ ảnh ở đây.

Đầu tiên tôi muốn chụp ảnh với các nhân vật thật nhưng các chị lại e dè nên cuối cùng hai mẹ con tôi vào diễn luôn.

Tôi muốn thể hiện góc nhìn nhẹ nhàng, lạc quan hơn với cuộc sống. Đây là bộ ảnh đơn giản về tình mẹ, về một góc nhỏ của những người lao động không có ngày 8-3”.

Được biết, bộ ảnh do em trai chị là nhiếp ảnh gia Minh Tuấn thực hiện. Cô bé dễ thương trong ảnh - con gái chị Dung là Nông Hoàng Hà Linh, năm nay 3 tuổi, tên ở nhà thường gọi là Lơ.

Chia sẻ về mẫu nhí của bộ ảnh, chị Dung cho biết: “Do được tiếp xúc với ống kính từ khi còn nhỏ nên bé Linh tạo dáng rất tự nhiên, hoàn toàn không phải hướng dẫn chút nào. Bé được mọi người nhận xét là rất cá tính, hay nói và hay hát.

Bình thường chụp cho trẻ con sẽ tốn thời gian hơn nhưng bộ ảnh này mẹ con chị Đặng Dung chỉ mất khoảng 30 phút. Toàn bộ đạo cụ được các anh chị ở khu phế liệu giúp đỡ - chị Dung tâm sự.

Dưới đây là một số hình ảnh của bé Hà Linh và mẹ: