Môi Trường Việt Nam Bị Ô Nhiễm

Môi Trường Việt Nam Bị Ô Nhiễm

Khái niệm ô nhiễm môi trường là gì được rất nhiều ngành khoa học định nghĩa, trong đó có cả khoa học pháp lý. Theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo về môi trường năm 202 định nghĩa như sau:

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là gì?

* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

- Chất thải công nghiệp: Trong quá trình sản xuất, các nhà máy không ngừng xả chất thải ra môi trường. Để tiết kiệm chi phí xử lý chất thải, một số doanh nghiệp đã xả thẳng chất thải xuống sông, hồ gây ô nhiễm

- Chất thải sinh hoạt: Rác thải từ sinh hoạt trong đời sống của con người, bao ni lông vứt xuống sông, biển hay cống dẫn đến ô nhiễm nước, làm nước bốc mùi hôi thối và làm chết sinh vật sống dưới nước.

- Hoạt động nông nghiệp: Người nông dân thường sử dụng các loại thuốc trừ sâu, phân bón,…để bảo vệ và gia tăng năng suất cây trồng. Các chất độc này sẽ đi theo nước tưới, ngấm xuống mạch nước ngầm hoặc chảy ra ao, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước.

* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

- Hoạt động công nghiệp: Việc khai thác quặng, luyện kim, dệt,…thải ra chì, thủy ngân và nhiều kim loại độc hại khác lấy đi các chất ở trong đất, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính chất của đất.

- Hoạt động nông nghiệp: Các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp ngấm xuống đất cũng gây ô nhiễm môi trường đất.

- Chất thải từ sinh hoạt: Rác, chất thải sinh cũng là một tác nhân gây ô nhiễm đất.

* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí

- Chất thải công nghiệp: Các ngành công nghiệp sản xuất hóa chất, luyện kim,…được xem là nguyên nhân khiến lượng khí thải nhà kính tăng chóng mặt. Quá trình sản xuất điện cũng thải ra lượng lớn khí CO2 độc hại.

- Hoạt động sinh hoạt của con người: Việc sử dụng các loại phương tiện giao thông, các thiết bị gia dụng như máy lạnh, tủ lạnh,…xả không ít khí thải độc hại ra môi trường nhưu CO2, CFC,…

Hành vi nào bị nghiêm cấm để tránh gây ô nhiễm môi trường?

Để môi trường sống xung quanh chúng ta tránh bị ô nhiễm, Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường đã liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo môi trường như sau:

- Vận chuyển, chôn, lấp, đồ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định pháp luật

- Xả nước thải, khí thải chưa được xử lý đạt chuẩn kỹ thuật ra môi trường.

- Phát tán, thải chất độc hại, vi rút lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên ra ngoài môi trường.

- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức chuẩn cho phép; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.

- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đảm bảo điều kiện.

- Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.

- Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.

- Không thực hiện các công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường.

- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường gây hậu quả xấu.

- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa chất độc hại vượt chuẩn.

- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường không khí là một trong những vấn đề nhức nhối đối với thế giới và nước ta cũng không ngoại lệ. Theo Báo cáo thường niên về chỉ số môi trường (EPI) (được thực hiện bởi Tổ chức Môi trường Mỹ) nước ta đang nằm trong top 10 quốc gia có chỉ số ô nhiễm không khí API cao nhất ở khu vực châu Á.

Nước ta là quốc gia xếp thứ 36 trong tổng số 177 quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất trên toàn thế giới. Theo các số liệu thống kê của Iqair, nồng độ bụi mịn của Việt Nam vượt quá 4,9 lần ngưỡng cho phép.

Đặc biệt, Hà Nội và TP. HCM là hai thành phố có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng nhất cả nước, chất lượng không khí bị suy giảm. Người dân sinh sống tại các khu vực này đã quá quen thuộc với tình trạng ô nhiễm không khí. Có nhiều thời điểm không khí bị bụi mịn bao phủ, gây hạn chế tầm nhìn. Ô nhiễm bụi gây ảnh hưởng sức khỏe, tạo tâm lý bất an cho con người.

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước

Theo thống kê từ Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm nước ta có khoảng 9.000 người tử vong do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Trong đó có hơn 200.000 trường hợp phát hiện là do ung thư mà nguyên nhân là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Hiện nay vẫn còn 20% hộ dân cả nước sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm từ ao, hồ, kênh, rạch để sinh hoạt.

Tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đa phần nước thải sinh hoạt không được xử lý mà xả trực tiếp ra kênh, rạch sau đó chảy ra các con sông lớn là sông Hồng và sông Đồng Nai – Sài Gòn.

Bên cạnh đó, mức độ ô nhiễm nguồn nước từ các khu công nghiệp là rất đáng kể, chẳng hạn như tại cụm công nghiệp Tham Lương, TP. HCM, ước tính mỗi ngày có đến 500.000 m3/ngày tổng lượng nước thải từ các nhà máy dệt  nhuộm, sản xuất bột giặt, sản xuất giấy, ….

Tại các vùng nông thôn, việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu cũng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Lượng chất hóa học ngấm vào đất, gây ô nhiễm mạch nước ngầm.

loại ô nhiễm môi trường điển hình

Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường xảy ra ở khắp mọi nơi từ không khí, đất, nước, tiếng ồn, tầm nhìn… Trong đó, ô nhiễm không khí, đất, nước là 3 loại ô nhiễm nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp lớn nhất đến đời sống và hoạt động của hầu hết con người và sinh vật trên khắp Trái Đất.

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi các thành phần trong không khí. Thể hiện rõ nét ở chỗ khói, bụi, hơi, khói lạ xâm nhập vào không khí. Dẫn đến việc không khí phát sinh mùi, giảm tầm nhìn, gây ra việc biến đổi khí hậu. Đặc biệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người, sinh vật, hệ sinh thái.

Vấn đề ô nhiễm không khí thường do hai nguyên nhân chính là: Từ nhân tạo và tự nhiên.

– Nguyên nhân từ con người (nhân tạo): Con người là nạn nhân và cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. Rất nhiều hoạt động sinh hoạt ngày thường của chúng ta góp phần làm gia tăng ô nhiễm khí:

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề ô nhiễm không khí. Khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp làm đen ngòm một không gian. chúng thải ra ngoài các khí độc hại như CO2, CO, SO2, NOX.

Đây là nguyên nhân chính, gây nhức nhối cho cộng đồng và nhà nước, không riêng gì Việt Nam mà rất nhiều các nước đang phát triển điều vướng phải tình trạng này. Khói bụi từ các ống xả của nhà máy, xí nghiệp trong những khu công nghiệp làm đen ngòm một khoảng trời.

Chúng thải ra các khí CO2, CO, SO2, NOx cùng một số chất hữu cơ khác, với nồng độ cực cao.

Hình 2. Khói thải từ các nhà máy là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng.

Các khu xí nghiệp không chỉ làm ô nhiễm không khí mà còn có môi trường đất, nước dẫn đến việc các “ làng ung thư” xuất hiện.

Ô nhiễm không khí do giao thông vận tải chỉ đứng sau hoạt động của xí nghiệp. Vì trong quá trình di chuyển các phương tiện đã xả ra môi trường lượng lớn khí thải. Theo báo cáo từ Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) vào năm 2018 giao thông vận tải đã thải ra môi trường 24,34% lượng Carbon. Điều này cho thấy tốc vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay cực kỳ nghiêm trọng.

Với thống kê chưa đầy đủ, ô nhiễm không khí đã làm cho hơn 3 triệu người chết mỗi năm do các bệnh như ung thư phổi, suy hô hấp… Và ô nhiễm không khí đang đe dọa gần như mọi thành phố trên thế giới.

Ô nhiễm môi trường đất có tên gọi tiếng anh là Soil Pollution. Ô nhiễm đất được hiểu là đất đã bị thay đổi tính chất theo một hướng xấu, các chất độc hại đã vượt mức quy định cho phép làm cho đất bị ô nhiễm, gây hại đến động thực vật nói riêng và hệ sinh thái nói chung.

Hình 3. Tình trạng ô nhiễm môi trường đất.

Ô nhiễm môi trường đất do hai nguyên nhân chính:

– Nguyên nhân tự nhiên: Do hàm lượng các chất trong tự nhiên trong đất mất cân bằng, dẫn đến việc có nhiều chất độc hại, vượt hạn mức tiêu chuẩn cho phép đã dẫn đến ô nhiễm môi trường đất.

– Nguyên nhân từ con người (nhân tạo): Yếu tố con người cũng là nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm môi trường đất có thể kể đến:

Ô nhiễm môi trường nước (còn được gọi là Water pollution) dùng để chỉ việc nguồn nước bị nhiễm bẩn, các thành phần và chất lượng của nước đã bị thay đổi theo một cách xấu, trong nước có chứa các chất độc hại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe đời sống của con người và động thực vật.

Dấu hiệu của việc ô nhiễm môi trường nước là nước sẽ có dấu dấu hiệu màu sắc khác lạ không có màu trắng trong suốt (màu vàng, nâu, đen,màu nâu đỏ,…) có mùi lạ (mùi thối, tanh hôi, nồng nặc, thum thủm,…) ngoài ra còn xuất hiện váng, nổi bọt khí, có nhiều sinh vật sinh sống trong nước chết.

Hình 4. Môi trường nước bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng do nước thải, rác thải xả ra ngày một nhiều.

Nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm môi trường nước gồm có nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo:

– Nguyên nhân tự nhiên: Chủ yếu là do xác chết động vật lâu ngày bị phân hủy và ngấm vào lòng đất, chảy vào mạch nước ngầm, hay các thiên tai bão lũ khiến các nguồn nước bị ô nhiễm lẫn vào các dòng nước sạch làm ô nhiễm cục bộ nguồn nước. Nhưng đây chỉ là nguyên nhân thứ yếu gây nên ô nhiễm môi trường nước, nguyên nhân chính vẫn đến từ các tác nhân nhân tạo.

– Nguyên nhân từ con người (nhân tạo):

Ngoài ra còn có các cố khác như tràn dầu cũng khiến cho môi trường nước bị ô nhiễm nặng và động thực vật biển chết hàng loạt.

Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, chúng ta cần có những biện pháp để khắc phục vấn đề này. Để có phương pháp xử lý rác thải, nước thải một cách tối ưu nhất để giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường, hãy liên hệ ngay HOTLINE 909 538 514 để được Biogency tư vấn chi tiết hơn.

Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở nhiều quốc gia đã tạo ra nhiều áp lực đối với môi trường. Nước ta cũng không ngoại lệ khi đối mặt với tình trạng chất lượng môi trường ở nhiều nơi bị suy giảm mạnh, hệ sinh thái bị đe dọa nghiêm trọng. Có thể nói, thực trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam hiện nay ở mức báo động.