Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Tiềm năng phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam
Theo nhận định của nhiều chuyên gia cùng các tổ chức quốc tế, nước ta có thể đáp ứng đủ nguồn năng lượng sạch cần thiết để phát triển lưới điện quốc gia bền vững.
Theo kế hoạch Quy hoạch và Phát triển Điện lực Quốc gia (2021 – 2030), Việt Nam đặt ra mục tiêu tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo đến 40% vào năm 2045. Hiện tại, trên khắp cả nước có hơn 1000 địa điểm có tiềm năng phát triển thủy điện với tổng khả năng cung cấp năng lượng trên 7000 MW.
Bên cạnh đó, với một khí hậu nhiệt đới gió mùa trải dài khắp 3350 km đường bờ biển, Việt Nam có thể xây dựng một ngành công nghiệp năng lượng gió lớn nhất tại Đông Nam Á, đạt đến 513,360 MW, tức gấp 10 lần năng lực cấp điện của ngành điện 2020. Ngoài hai lợi thế trên, Việt Nam còn có một tiềm năng khác về nguồn nhiên liệu sinh khối (biomass).
Vốn là một nhà nước nông nghiệp, chúng ta có thể cung cấp một số lượng lớn các nguyên liệu tạo nên biomass như gỗ, củi đốt, bã mía, vỏ hạt điều, rơm rạ, trấu, mùn cưa, cùi bắp, bã cà phê,…Con số ước tính lên tới 60 triệu tấn biomass mỗi năm.
Chưa kể, khu vực miền Trung và Nam bộ của nước ta là nơi đón một lượng lớn nhiệt năng từ mặt trời, ước tính đạt đến 44 tỷ TOE.
Bộ Công Thương khẳng định rằng: “Quy hoạch điện VIII nhằm mục tiêu đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của cả nước với mức tăng GDP bình quân là khoảng 6,6%/năm trong giai đoạn 2021-2030 và khoảng 5,7%/năm trong giai đoạn 2031-2045.”
Nắm bắt được lợi thế này, Việt Nam đã xây dựng gần 90 dự án điện mặt trời có công suất lên đến 5000 MW. Một số dự án tiêu biểu như: Nhà máy năng lượng mặt trời tại xã Phước Minh, Thuận Nam, Ninh Thuận (330 MW); Phong Điền, Huế (90 MW); Tata Power tại Hà Tĩnh (300 MW);…
Thực trạng sử dụng năng lượng xanh tại Việt Nam
Thực trạng sử dụng năng lượng sạch hiện nay
Mặc dù được đánh giá cao về tiềm năng, nhưng việc đầu tư phát triển, nghiên cứu năng lượng và sử dụng nguồn điện hiệu quả, tiết kiệm tại Việt Nam vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ này.
Theo số liệu từ EVN – Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đến năm 2021, tổng công suất các nguồn năng lượng xanh tại nước ta đạt gần 22.300 MW, tức tỷ trọng khoảng 28% so với khả năng cấp điện của hệ thống điện quốc gia.
Theo đó, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng mức năng lượng quốc giá còn rất thấp. Dự án được đầu tư xây dựng vẫn ít. Dù vẫn còn vài thử thách phía trước, nhưng các chuyên gia đều cho rằng khi nền kinh tế xanh đang được ưu tiên hàng đầu, việc tiêu thụ năng lượng sạch sẽ càng nhận được nhiều sự chú trọng.
Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích về năng lượng sạch (năng lượng tái tạo) và đặc biệt là những ảnh hưởng tích cực của nó lên môi trường, càng giúp chúng ta có thêm động lực để khôi phục ngôi nhà xanh. ZRW sẽ tiếp tục mang đến những thông tin quý giá trong các bài viết mới.
Công ty cổ phần năng lượng tái tạo Đại Dương
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty cổ phần năng lượng tái tạo Đại Dương
Tên giao dịch quốc tế: Ocean Renewable Energy Joint Stock Company
Trụ sở chính: Số 36B Hai Bà Trưng, Phường 6, TP Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam
Vốn điều lệ: 360.000.000.000 đồng
Bằng chữ: Ba trăm sáu mươi tỉ đồng
CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐẠI DƯƠNG: Chủ đầu tư dự án điện gió cầu đất – Lâm Đồng, công suất 54mw
1. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với lĩnh vực điện lực (bao gồm: nhiệt điện, điện hạt nhân, thuỷ điện, truyền tải điện, phân phối điện, điện nông thôn, điện năng lượng mới, năng lượng tái tạo); tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
2. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Electricity and Renewabe Energy Authority.
Trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
1. Xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng Bộ Công Thương trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước được giao;
b) Chiến lược, quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, kế hoạch thực hiện quy hoạch, dự án, đề án và công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia trong lĩnh vực điện lực;
c) Cơ chế, chính sách để khuyến khích và đảm bảo phát triển điện lực và năng lượng tái tạo (trừ nội dung liên quan đến giá bán điện và hợp đồng mua bán điện);
d) Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thực hiện quy hoạch, quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng: nhà máy điện, hệ thống truyền tải điện, hệ thống phân phối điện, điện nông thôn và điện năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
2. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc công nhận để áp dụng các quy phạm kỹ thuật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho công trình xây dựng điện lực theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về điện lực; các văn bản cá biệt; văn bản quy phạm nội bộ theo quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ nếu không phù hợp đối với các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án về điện lực sau khi được phê duyệt hoặc ban hành.
4. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương đối với các dự án trong lĩnh vực phát triển điện lực (bao gồm: nhiệt điện, điện hạt nhân, thuỷ điện, truyền tải điện, phân phối điện, điện nông thôn, điện năng lượng mới và năng lượng tái tạo):
a) Thẩm định, trình phê duyệt chủ trương đầu tư; Thẩm định hồ sơ dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở các dự án trong lĩnh vực điện lực; Tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu các công trình điện lực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương theo các quy định của pháp luật về Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và các văn bản hướng dẫn;
b) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án BOT điện phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã được phê duyệt, đàm phán, hoàn thiện và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ký kết hợp đồng dự án (Hợp đồng BOT, Bảo lãnh Chính phủ), quản lý và kiểm tra việc thực hiện các dự án, giải quyết các vướng mắc liên quan đến dự án nguồn điện đầu tư theo hình thức BOT theo quy định của pháp luật;
c) Phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài theo quy định của pháp luật về điện lực.
5. Thực hiện chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Công Thương đối với công trình, dự án trong lĩnh vực điện lực theo quy định của pháp luật về xây dựng.
6. Thực hiện công tác hợp tác quốc tế và quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các dự án hợp tác, tài trợ, hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực điện lực được giao; Thực hiện công tác vận động, tiếp nhận và quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực điện lực theo quy định của Chính phủ và của Bộ Công Thương.
7. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về điện lực.
8. Xây dựng, vận hành, hướng dẫn và khai thác hệ thống thông tin năng lượng phục vụ công tác quản lý nhà nước được giao, theo quy định của pháp luật.
9. Được yêu cầu các tổ chức cá nhân liên quan đến lĩnh vực điện lực cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; Được sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.
10. Tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong lĩnh vực điện lực.
11. Thực hiện công tác pháp chế, cải cách hành chính trong lĩnh vực được giao và theo kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Công Thương.
12. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp quản lý của Bộ Công Thương và quy định của pháp luật.
13. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo phân cấp của Bộ Công Thương và quy định của pháp luật.
14. Phối hợp Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực để thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực.
15. Tham mưu quản lý nhà nước và theo dõi hoạt động của các Hội, Hiệp hội ngành nghề hoạt động trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương giao.
1. Bộ máy giúp việc Cục trưởng:
b) Phòng Kế hoạch và Quy hoạch;
c) Phòng Nhiệt điện và Điện hạt nhân;
e) Phòng Lưới điện và Điện nông thôn;
g) Phòng Quản lý đầu tư BOT điện.
2. Tổ chức sự nghiệp thuộc Cục:
Trung tâm Kỹ thuật và Thông tin năng lượng.
Việc thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét và quyết định theo đề nghị của Cục trưởng.
1. Lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo gồm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
2. Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
3. Cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cục; ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục theo phân cấp quản lý của Bộ Công Thương.
4. Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ cấp phòng hoặc tương đương thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công Thương.
5. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch (năng lượng xanh hay năng lượng tái tạo) đang là chủ đề được quan tâm nhiều nhất trong những năm trở lại đây nhờ khả năng đem lại cơ hội phục hồi và bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Hãy cùng Việt Nam Zero Waste tìm hiểu về lĩnh vực đặc biệt này trong bài viết sau.
Theo Wikipedia, năng lượng sạch hay còn gọi là năng lượng tái tạo thường có sẵn trong tự nhiên hoặc là chế phẩm của các sản phẩm thiên nhiên. Năng lượng sạch không tạo ra bất kỳ chất thải gây hại cho môi trường xung quanh trong quá trình sản xuất. Năng lượng sạch phổ biến thường thấy như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt, năng lượng từ nước, khí tự nhiên.
Về bản chất, lợi ích mà năng lượng sạch mang lại cho môi trường thường là do quá trình sản xuất chúng thường sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về khí thải nên giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Hơn nữa, khác với các nguồn năng lượng sạch, những năng lượng không tái tạo hay còn gọi là nhiên liệu hóa thạch phải mất hàng triệu năm để hình thành như than đá, dầu, khí đốt,…đang cạn kiệt từ từ do việc khai thác và lạm dụng quá mức.
Không những thế, quá trình khai thác và sử dụng những nguồn năng lượng không tái tạo dẫn đến giải phóng một lượng khí thải độc hại như lưu huỳnh, cacbon dioxit, nitơ oxit…gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm không khí, mưa axit,…
Chính vì vậy, năng lượng sạch là một giải pháp hữu hiệu trong việc thay thế nguồn năng lượng hóa thạch.
Các nguồn năng lượng sạch đang được khai thác và sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến là năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sóng biển, và năng lượng sinh khối, năng lượng sạch từ khí Mêtan Hydrate, năng lượng pin nhiên liệu,…
Năng lượng sinh khối hay còn gọi là biomass, là một dạng năng lượng sạch được sản xuất từ thực vật, bao gồm gỗ, bã mía, vỏ hạt điều, trấu,…đây đều là những sản phẩm đầu cuối từ ngành nông nghiệp.
Nguồn nhiên liệu này được dùng để cung cấp năng lượng sạch cho các nhà máy sản xuất công nghiệp bằng cách đốt trực tiếp bên trong buồng đốt của các hệ thống lò hơi.
Hiện nay, nguồn năng lượng sạch này chiếm khoảng 15% trong tổng sản lượng tiêu thụ trên toàn thế giới.
Ở nước ta, xu hướng chuyển đổi năng lượng sạch từ nhiên liệu hóa thạch sang biomass vẫn còn khá mới mẻ và chưa được nhiều doanh nghiệp chú ý.
Tuy nhiên, với tiềm năng là một nước nông nghiệp, Việt Nam có thể có khả năng đáp ứng một lượng lớn biomass, đảm bảo nhu cầu sử dụng năng lượng sạch trong các nhà máy, đồng thời bảo vệ môi trường trong tương lai.
Mặt trời là nguồn năng lượng sạch có trữ lượng vô cùng dồi dào mà chúng ta có thể khai thác trong tương lai, dù là hàng triệu năm nữa.
Nguồn năng lượng mặt trời thường đến từ các tia bức xạ nhiệt từ “quả cầu đỏ” đến Trái Đất.
Hiện nay, đầu tư nghiên cứu và phát triển vào năng lượng sạch lấy từ ánh sáng mặt trời đang được đẩy mạnh trên toàn cầu và nó quy mô lớn nhất so với các nguồn năng lượng tái tạo khác.
Theo ước tính, cứ 1km tấm pin năng lượng mặt trời được khai thác sẽ thu được 200 MWp lượng điện năng cần thiết. Con số to lớn về nguồn năng lượng sạch có thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của hơn 200,000 hộ gia đình.
Hơn nữa, quá trình khai thác lẫn ứng dụng pin năng lượng mặt trời để sản xuất điện hầu như không gây sản sinh ra chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của con người.
Có thể nói, nguồn năng lượng mặt trời chính là một dạng năng lượng sạch tiềm năng mà chúng ta có thể khai thác mà không sợ bị cạn kiệt như năng lượng hóa thạch cũng như dễ dàng khai thác dù ở bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Các nước đang dẫn đầu trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất các tấm pin năng lượng mặt trời đó là Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Ý, Pháp, Mỹ,…Đây cũng đều là những quốc gia dẫn đầu về phát triển bền vững.
Riêng Việt Nam, năng lượng sạch từ điện mặt trời đang được khai thác và đưa vào sử dụng phổ biến. Hiện nay, các nhà máy sản xuất điện từ nguồn năng lượng mặt trời đạt sản lượng nhiều nhất là tại Bình Dương, Đắk Lắk, Bến Tre, Cần Thơ.
Một số ứng dụng quen thuộc của hệ thống điện mặt trời là dùng trong các thiết bị dân dụng như đèn, máy nước nóng, quạt, camera, bếp năng lượng mặt trời và các phương tiện giao thông để phục vụ cho nhu cầu của đời sống.
Ngày xưa, người ta sử dụng các cối xoay gió để xay bột hoặc bơm nước. Nhưng ngày nay, cối xay gió được nâng cấp trở thành công nghệ được sử dụng để chuyển gió thành năng lượng sạch như điện năng để cung cấp cho các thiết bị điện tử như điện thoại hoặc các lưới điện có nhu cầu cao hơn.
Những khu vực có đường bở biển dài lượng gió lớn thổi đều quanh năm sẽ là nơi lý tưởng để phát triển các công nghệ tận dụng nguồn năng lượng sạch này để cung cấp điện năng. Khi những cánh quạt đón một luồng gió, tuabin sẽ chuyển hóa động năng trong gió thành cơ năng rồi tạo ra nguồn điện siêu lớn.
Thông thường có 2 loại tuabin năng lượng gió: tuabin trục ngang và tuabin trục dọc. Người ta thường xây dựng các cánh đồng năng lượng quạt gió ở trong đất liền nơi gần các hồ chứa lớn hoặc gần bờ biển.
Ngoài những ưu điểm và lợi ích mang lại, năng lượng sạch lấy từ gió cũng có nhiều mặt hạn chế. Một vài nhược điểm của năng lượng gió được kể tên như tính chất không ổn định cũng như tiếng ồn ào từ các cánh quạt gây ảnh hưởng đến đời sống của các hộ gia đình gần đó.
Việt Nam có đường bờ biển dài lượng gió nhiều và phân bổ đều quanh năm. Đây là địa thế rất thuận lợi cho việc khai thác hiệu quả cũng như phát triển các nguồn năng lượng sạch liên quan đến gió.
Các dự án năng lượng gió tại Việt Nam hiện nay được xây dựng ở các tỉnh thành như Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Quảng Bình, Bạc Liêu,…
Năng lượng địa nhiệt được hình thành từ các hoạt động phân hủy phóng xạ của khoáng vật và từ nguồn nhiệt mặt trời được giữ lại nằm sâu dưới các hòn đảo, núi lửa. Đây là nguồn năng lượng được khai thác bằng cách hút nước nóng từ hàng nghìn mét sâu dưới lòng đất để quay tuabin điện.
Cứ xuống sâu 33m nhiệt độ trong lòng đất lại tăng lên 1 độ C. Do đó, đào sâu 30km trở xuống bất kỳ chỗ nào cũng có khả năng đem lại một nguồn năng lượng địa nhiệt khổng lồ. Chẳng hạn như ở độ sâu 60km, nhiệt độ thu được lên đến 1800 độ C.
Ưu điểm của nguồn năng lượng sạch này là ít phát thải nhà kính, ít gây ảnh hướng đến hệ sinh thái. Hơn nữa, so với các nguồn năng lượng tái tạo khác như năng lượng từ mặt trời, năng lượng gió hay thủy điện, năng lượng địa nhiệt có một ưu điểm lớn đó là không phụ thuộc vào thời tiết hay khí hậu và tiềm năng đủ lớn để chúng ta tiếp tục khai thác trong tương lai.
Hơn nữa, năng lượng địa nhiệt từ sâu trong lòng đất có thể khai thác với công suất cao 24/7.
Tuy nhiên, để khai thác được nước nóng có nhiệt độ rất lớn ở sâu trong lòng đất đòi hỏi công nghệ khai thác hiện đại, cơ sở hạ tầng cung cấp đủ kỹ thuật tiên tiến chính là nhược điểm to lớn của năng lượng địa nhiệt, khiến việc khai thác và sử dụng năng lượng này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, dù là ở các nước phát triển.
Hiện tại, nước ta chưa hoặc có rất ít điều kiện khai thác nguồn năng lượng này. Tuy nhiên, thế giới đã sử dụng nó từ những năm đầu thế kỷ trước và hiện nay đã có hơn 30 nước khai thác năng lượng địa nhiệt với công suất lên đến 12.000MW. Một số quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực này có thể kể tên đó là Mỹ, Philippines, Indonesia.
Đây là nguồn năng lượng sạch tiếp theo đáng để đầu tư đến từ nước, cụ thể là từ sông, suối và những đợt sóng biển chuyển động ngoài đại dương.
Bên cạnh năng lượng mặt trời, năng lượng sạch từ đại dương cũng được ứng dụng phổ biến ở Việt Nam.
Người ta tận dụng lực chảy mãnh liệt từ suối hoặc các con sông lớn hoặc năng lượng từ đại dương để chạy máy phát điện.
Nước ta có tiềm năng khai thác và phát triển năng lượng nước rất lớn với tổng chiều dài bờ biển lên đến 3260km, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý cùng mạng lưới sông ngòi dày đặc, giúp đáp ứng được nhu cầu điện tại Việt Nam.
Mêtan hydrate là một chất khí sinh học có màu trắng như đá và thường được tìm thấy trong các lớp băng vĩnh cửu và sâu trong lòng đại dương. Khi gặp nhiệt độ thấp và áp suất cao, khí Mêtan hyrate hoạt động ổn định. Do đó, đây được coi là nguồn năng lượng thay thế tuyệt vời cho than đá, dầu mỏ.
Sự lên men sinh học các đồ phế thải sinh hoạt sản sinh khí Mêtan. Đây là một loại khí đốt được sản xuất từ việc tận dụng nguồn rác thải, giảm bớt gánh nặng về môi trường tại các khu vực đô thị đang bị quá tải.
Năng lượng sinh học được tạo ra nhờ quá trình lên men sẽ được ứng dụng để cung cấp cho máy phát điện.
Bên cạnh đó, phần còn lại lấy từ chất thải sinh hoạt sau khi lên men sẽ được tận dụng làm phân bón trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đây là kỹ thuật cung cấp năng lượng sạch và không gây hại cho môi trường nhờ khả năng không thải bất kỳ khí thải CO2 hoặc chất khí độc nào khác. Cơ chế tạo ra điện của pin nhiên liệu đến từ phản ứng giữa Hydro và ôxy.
Đây là hai chất khí có sẵn trong tự nhiên nên không hề gây hại đến môi trường. Đối với lĩnh vực này, Nhật Bản đang là quốc gia dẫn đầu, đặc biệt là áp dụng cho các phương tiện giao thông hay các thiết bị dân dụng.