Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, được thu dựa vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.
Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.
Lưu ý về thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải kê khai đầy đủ, chính xác doanh thu, chi phí được trừ để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Thời gian quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024 là khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế năm 2019 về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm. Theo đó quy định về thời gian thực hiện quyết toán thuế TNDN như sau:
1) Doanh nghiệp có năm tài chính trùng năm dương lịch: Hạn cuối là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
2) Doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Như vậy, thời hạn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024 chậm nhất tính theo năm dương lịch là vào ngày 31/3/2024. Đây là thời hạn chung cho tất cả các doanh nghiệp, bất kể hình thức kinh doanh hay lĩnh vực hoạt động. Doanh nghiệp cần nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN kèm theo báo cáo tài chính năm 2023. Nếu nộp chậm, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo mức độ chậm trễ.
Thời gian quyết toán thuế đối với trường hợp đặc biệt:
- Trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, hợp đồng, tái tổ chức: Thời hạn nộp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày phát sinh sự kiện.
- Trường hợp doanh nghiệp gặp thiên tai/hỏa hoạn/tai nạn bất ngờ: Phải làm đề nghị xin gia hạn nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Thời gian gia hạn không quá 60 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2024 cũng là vào ngày 31/3/2024. Đây là thời hạn dành cho các doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ và nộp thuế TNCN cho người lao động. Nếu cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế thì thời hạn là ngày 30/04/2024.
Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp như thế nào?
Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp sẽ trải qua 5 giai đoạn cơ bản gồm: chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp, soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty, nộp hồ sơ & đăng bố cáo, làm con dấu pháp nhân, thủ tục sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp.
Xem chi tiết thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp
Lợi ích của việc thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp có nhiều lợi ích, từ việc giúp cá nhân hoặc nhóm người tập trung hoạt động kinh doanh đến việc mở rộng cơ hội thu về lợi nhuận và tăng cường uy tín. Sau đây là 5 lợi ích của việc thành lập doanh nghiệp:
Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp là quá trình tính toán, kê khai doanh thu, thu nhập từ hoạt động sản xuất, bán hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp theo luật định để nộp thuế cho cơ quan Thuế.
Quyết toán thuế TNDN là một nghiệp vụ kế toán quan trọng, có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp mẫu 03/TNDN kèm theo các phụ lục theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC. Thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Quyền chọn loại hình doanh nghiệp
Hiện nay tại Việt Nam có nhiều loại hình doanh nghiệp như: Công ty cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân,… Các loại hình doanh nghiệp này có sự khác biệt về quy mô kinh doanh, số lượng chủ đầu tư, tính chất liên kết cho đến mục tiêu hoạt động. Tùy thuộc vào mục đích và ý tưởng đầu tư, chủ doanh nghiệp có quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với tình hình hoạt động sau này của doanh nghiệp.
Ngoài những loại hình doanh nghiệp trên chúng ta còn bắt gặp một số thuật ngữ như doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,… Trên thực tế đây không phải là những loại hình doanh nghiệp độc lập mà sẽ thuộc một trong các loại hình đã liệt kê phía trên. Chẳng hạn như doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có vốn điều lệ do nhà nước đầu tư và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên.
Tóm lại, nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài đều có quyền tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp đã được quy định trong pháp luật Việt Nam.
Quyền được lựa chọn tên doanh nghiệp, nơi trụ sở và địa điểm kinh doanh
Chủ doanh nghiệp hoàn toàn có quyền tự quyết định trong việc chọn lựa tên doanh nghiệp và thực hiện việc phát triển thương hiệu của mình. Lưu ý rằng để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng, pháp luật đã quy định doanh nghiệp không được đặt tên công ty bị trùng lặp hoặc dễ nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
Doanh nghiệp cũng được quyền lựa chọn nơi đặt trụ sở và địa điểm kinh doanh thuận tiện nhất cho hoạt động của công ty. Tuy nhiên địa điểm được lựa chọn cần tuân thủ theo quy định của pháp luật và loại trừ một số địa bàn bị cấm cho có nguy cơ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự công cộng.
Cách xác định thuế suất thuế TNDN
Thuế suất là tỷ lệ phần trăm được áp dụng cho thu nhập tính thuế để xác định số tiền phải nộp. Hiện nay, theo Luật Thuế TNDN, thuế suất chung đang là 20%.
Tuy nhiên, có một số trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi như: 10% đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, 17% đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành kinh tế có lợi ích đặc biệt, 10% đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu phát triển đô thị mới....
Căn cứ theo Điều 10, Văn bản hợp nhất (số 14/VBHN-VPQH) Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thuế suất thuế TNDN được xác định như sau:
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 là 20%. Trường hợp thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Lưu ý các trường hợp được ưu đãi về thuế suất (Quy định tại Điều 13), ưu đãi về thời gian miễn thuế giảm thuế (quy định tại Điều 14), các trường hợp giảm thuế khác (quy định tại Điều 15) theo Văn bản hợp nhất (số 14/VBHN-VPQH) Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các khoản thu nhập được miễn thuế của doanh nghiệp
Ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp là như thế nào?
Việc thành lập doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ với chính chủ thể đăng ký thành lập doanh nghiệp mà còn mang ý nghĩa to lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước, với xã hội và cả nền kinh tế chung.
Thủ tục quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Dưới đây là trình tự thực hiện và thủ tục quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp:
Bước 1. Lập hồ sơ quyết toán thuế. Thành phần hồ sơ quyết toán thuế TNDN gồm có:
1) Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC.
2) Báo cáo tài chính năm gồm có:
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN).
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN).
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN).
- Báo cáo luân chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp.
- Báo cáo luân chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp.
3) Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật thực hiện công việc.
Ngoài ra, tùy theo thực tế phát sinh đặc thù của từng doanh nghiệp mà nộp thêm các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN tại cơ quan thuế theo đúng thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế theo quy định. Trường hợp thời hạn nộp hồ sơ trùng với ngày nghỉ theo quy định thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN sẽ được lùi lại vào ngày làm việc tiếp theo.
Doanh nghiệp nộp thuế cho cơ quan thuế nơi có trụ sở chính và có thể lựa chọn một trong các cách nộp thuế sau:
- Cách 1: Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế.
- Cách 2: Nộp qua qua hệ thống bưu chính.
- Cách 3: Nộp hồ sơ thông qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.
Bước 3: Cơ quan thuế tiếp nhận và giải quyết
Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào số văn thư của cơ quan thuế.
Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thông xử lý dữ liệu điện tử.
Doanh nghiệp lưu ý cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thời gian quyết toán thuế để chủ động tính toán mức thuế phải nộp và thời gian nộp. Tránh trường hợp nộp thuế muộn gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Trên đây là những chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử EBH thuế thu nhập doanh nghiệp và cách tính thuế. Hy vọng có thể mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn cần hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ với cơ quan Thuế - Bộ Tài Chính gần nhất để được trợ giúp.