Nông Sản Việt Nam Ngày Càng Được Ưa Chuộng

Nông Sản Việt Nam Ngày Càng Được Ưa Chuộng

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), tháng 4/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Canada tiếp tục tăng mạnh tháng thứ 8 liên tiếp. Đây là mức tăng trưởng khả quan sau mức tăng 47,7% trong quý I/2024.

Chanh dây Lâm Đồng (Lâm Đồng)

Thời gian gần đây, tại tỉnh Lâm Đồng, chanh dây là một trong những loại cây trồng “hot” và rất được ưa chuộng. Không những là thức uống giải khát được yêu thích mà bản thân loại trái cây này cũng đem lại rất nhiều lợi ích.

Chanh dây là loại cây dây leo , thân trơn có lông tơ và nhiều tua cuốn. Lá mọc so le hình chân vịt dài từ 6-15cm . Hoa màu trắng ánh tím . Quả mọng nước, nhiều hạt; quả có màu xanh lục và chuyển màu nâu đen , tím hoặc vàng khi chín. Có vị chua ngọt và có hương rất thơm.Chanh dây Lâm Đồng (Lâm Đồng)

Nho Ninh Thuận (nho Phan Rang) từ lâu đã trở thành một đặc sản trứ danh tại nơi đây. Đây được xem là món quà tuyệt vời mà thiên nhiên Ninh Thuận đã ban tặng cho vùng đất này.

Với điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi, Ninh Thuận được mệnh danh là xứ sở của các giống loài nho vì hương vị ở đây khác biệt hoàn toàn với những nơi khác. Trong đó, Phan Rang chính là địa điểm sở hữu nhiều vườn nho sai trái, trĩu quả.

Nho Ninh Thuận (nho Phan Rang) được chia thành các loại phổ biến như nho xanh, nho đỏ và nho đen. Mỗi giống nho khác nhau sẽ cho ra hương vị đặc trưng, riêng biệt không thể nhầm lẫn. Đối với Nho Ninh Thuận (nho Phan Rang) màu đỏ, vỏ của chúng sẽ dày hơn đồng thời có vị ngọt, chua xen kẽ. Trong khi đó, nho xanh khi chín sẽ dần chuyển sang màu vàng và thịt nho trong, vỏ dày. Khi ăn vào sẽ cảm nhận vị ngọt nhiều hơn, vị chua khá ít và hầu như không có vị chát.

Nhãn Lồng Hưng Yên (Hưng yên)

Đặc trưng không thể sánh của giống Nhãn Lồng Hưng Yên là chất thịt ráo khô bên ngoài nhưng mọng nước bên trong. Kết hợp cùng độ quyện hoà tinh tế giữa mật nhãn đậm ngọt cùng hương thơm thoảng phảng phất, tạo ra hương vị say đắm lòng người.

Quả nhãn lồng hưng yên có hình tròn, vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt nhãn đen nhánh, có lớp lụa mỏng màu trắng bao bọc. Nhãn thường ra hoa sau tết âm lịch và cho thu hoạch quả vào khoảng tháng 7-8. Đây là loại Nông sản đặc trưng của vùng đất Phố Hiến, Hưng Yên (Cách Hà Nội khoảng 100km). Khi nhắc đến Đặc Sản Hưng Yên không thể không nhắc tới Nhãn Lồng Hưng Yên

Trà Bồng không chỉ lừng danh là vùng đất giàu truyền thống hào hùng trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc. Trà Bồng cũng không chỉ được cả nước biết đến vì 100% đồng bào Cor ở đây đã đổi từ họ Đinh sang họ Hồ để đời đời tưởng nhớ Bác khi nghe tin Người mãi đi xa… Trà Bồng còn nổi tiếng là vùng đất có loài cây quế giá trị không nơi nào sánh kịp. Quế Trà Bồng - sản vật lừng danh của đất Quảng Ngãi - như một lời ngợi ca sự trù phú của vùng đất này.

So với nhiều loại trồng ở các nơi khác, cây quế ở huyện Trà Bồng có mùi thơm, vị cay nồng đặc trưng và chứa hàm lượng tinh dầu cao nhất nhì thế giới, hương vị hết sức đặc biệt không đâu có được. Với mùi hương đặc biệt, chứa lượng tinh dầu cao, do vậy, ngoài công dụng làm gia vị, hương liệu, đồ thủ công (bình, chén, hộp đựng trà; tăm, nhang…), quế còn được chiết xuất lấy tinh dầu để làm thuốc đông y.

Vú sữa là một loại quả thơm ngon tuyệt vời, gợi nhớ đến bầu sữa mẹ từ thuở nhỏ. Có rất nhiều loại vú sữa, nhưng hiện nổi tiếng nhất trên thị trường là vú sữa Vĩnh Kim ở Tiền Giang. Loại vú sữa độc đáo này có vỏ màu tím, xẻ ra có ruột màu trắng sữa, có hương thơm thoang thoảng tuyệt vời.

Mùa của Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim từ khoảng tháng 9 kéo dài đến tháng 4 năm sau. Trong đó, khoảng tháng 11 - 12 là lúc chín rộ nhất. Những trái vú sữa chín mọng, to tròn lủng lẳng trên cành vô cùng thích mắt. Loại cây này cũng rất sai quả nên nếu được chăm sóc tốt thì cánh lá sẽ phải oằn mình trước sức nặng của hàng trăm trái chín to tròn.

Hồ Tiêu Phú Quốc (Kiên Giang)

Hồ tiêu trồng ở đất đảo có vỏ mỏng, hạt mẩy, ruột đặc, vị cay nồng và mùi thơm hấp dẫn. Chính khí hậu và đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng nơi đây đã tạo nên một môi trường tốt nhất cho cây hồ tiêu phát triển. Nhờ đó mà tiêu thành phẩm có được hương vị đặc trưng không nơi đâu sánh bằng.

Phân loại gồm có : Tiêu đỏ, tiêu đen và tiêu sọ (màu trắng)

Cà phê Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk)

Tuy không thể định nghĩa cách rõ ràng nhưng khi đã một lần nhấp thử cà phê Buôn Ma Thuột thì sẽ chẳng thể nào quên được hương vị thơm ngon đậm nồng. Chính đất đỏ bazan, độ cao phù hợp, hoà điệu với nắng gió Tây Nguyên đã tạo ra sự đặc trưng riêng của cà phê Buôn Ma Thuột.

Đó là những ly cà phê sóng sánh có màu từ cánh gián đến nâu đậm, vị chua thanh hoà quyện với vị đắng nhẹ tự nhiên, hương thơm rất dịu dàng, hấp dẫn có thể làm ngây ngất những ai yêu cà phê. Với 100% cà phê nguyên chất cộng với công thức và bí quyết rang xay đặc biệt, cà phê ở Buôn Ma Thuột đã ghi dấu ấn trong lòng mọi người bằng hương thơm quyến rũ, vị đậm đà tuyệt diệu.

Vải Thiều Lục Ngạn (Bắc Giang)

Lục Ngạn là một huyện thuộc tỉnh Bắc Giang nổi tiếng cả nước với đặc sản vải thiều mà không vùng đất nào có được. Vải thiều Lục Ngạn khi chín có màu đỏ tươi, hạt nhỏ, cùi dày, ngọt sắc và giàu chất dinh dưỡng. Quả vải nơi đây to hơn và có hương vị đặc trưng khác hẳn vải thiều ở những vùng đất khác. Quả vải Lục Ngạn không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Australia và nhiều quốc gia khác.

Bưởi da xanh Giồng Tôm (Bến Tre)

+ Vỏ bưởi mịn mỏng, cùi mỏng ít, dễ bóc vỏ, màu vỏ ửng vàng và hơi xanh.+ Khi bổ trái bưởi ra bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng, thoang thoảng.+ Phần thịt và múi bưởi phải căng mọng nước, không hạt hay ít hạt.+ Khi ăn, thịt bưởi giòn không nát, không có vị chua, ngọt đậm đà.

Không chỉ sinh trưởng, phát triển hoàn toàn tự nhiên trong điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu lý tưởng, chè Shan tuyết Hà Giang còn hội tụ đầy đủ các yếu tố thơm, ngon, sạch, được ví như “vàng xanh”, “báu vật” của đất trời cực Bắc. Chè Shan tuyết đã trở thành cây trồng chủ lực trong tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh, ngày càng khẳng định thương hiệu, vị thế, uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.

Chè Shan tuyết sinh trưởng, phát triển hoàn toàn tự nhiên, dọc theo dãy núi Tây Côn Lĩnh và phân bố tập trung ở 5 huyện: Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên và thành phố Hà Giang. Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng mang đặc điểm của khí hậu á nhiệt đới, mùa đông lạnh kéo dài và sinh trưởng ở độ cao từ 600 đến trên 1.500 m so với mực nước biển, quanh năm sương mù bao phủ đã tạo nên sản phẩm chè Shan tuyết độc đáo với chất lượng tốt, hương vị đặc trưng và mang tính đặc thù (thơm, ngon, sạch).

KHIMFOOD là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm Đặc Sản Hưng Yên – Nông sản Miền Bắc : Long nhãn Hưng Yên, Long nhãn ôm sen, hạt sen sấy giòn ăn liền, các set quà tặng nông sản, set quà tết, quà tặng doanh nghiệp.

Quý khách hàng có cầu sử dụng Long nhãn sấy khô để pha trà, nấu chè, chưng yến, rượu ngâm long nhãn có thể mua hàng trực tiếp tại website của chúng tôi hoặc liên hệ qua Hotline/Zalo : 0788 999 766

Mua long nhãn Hưng Yên  : TẠI ĐÂY

Mua Long Nhãn Lồng Hạt Sen : TẠI ĐÂY

Tham khảo set quà tặng tết tại : TẠI ĐÂY

Hiện nay, Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Mỹ và Trung Quốc. Với những nét tương đồng trong ăn uống của người châu Á, các mặt hàng nông sản, thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam ngày càng được biết đến rộng rãi, được người Nhật Bản tiêu thụ lớn tại thị trường nội địa.

Sau đây là top 5 mặt hàng nông thuỷ sản Việt Nam được xuất khẩu nhiều sang thị trường xứ sở Phù Tang trong những năm qua.

Do những khó khăn về vị trí địa lý, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, trong đó chủ yếu là cá, tôm, lươn, thịt, đậu tương, sản phẩm ngũ cốc, rau quả tươi và chế biến, cà phê…Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thế mạnh nền nông nghiệp và khả năng cung ứng tốt cho thị trường Nhật Bản. Đây là những tiền đề cho thấy các mặt hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam có những tiềm năng vượt trội để xuất khẩu sang Nhật Bản trong thời gian tới.

Theo thống kê chính thức, kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 1,8 tỷ USD vào năm 2021. Mặc dù mặt hàng chủ lực trong nhóm hàng này là hàng thủy sản có mức giảm 7,4%, các mặt hàng nông sản còn lại ghi nhận mức tăng trưởng rất tốt như: cà phê tăng 25,5%; hàng rau quả tăng 20%; hạt tiêu tăng 56%...

Theo Hải quan Việt Nam, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản trong 5 tháng đầu năm nay đạt 265 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu tôm sang thị trường này tăng 6-23%. Tuy tốc độ tăng trưởng không cao nhưng xuất khẩu tôm sang thị trường mặt trời mọc rất ổn định.

Hiện nay, Việt Nam vẫn là nhà cung cấp tôm lớn nhất của Nhật Bản, chiếm 26% tổng kim ngạch nhập khẩu tôm của Nhật Bản. Các sản phẩm tôm chính xuất khẩu sang Nhật Bản như: tôm phủ bột đông lạnh, tôm sú hấp đông lạnh, tôm tẩm bột xù, tôm tẩm bột xù chiên, tôm thẻ PDTO Nobashi đông lạnh, tôm sú hấp đông lạnh, tôm chân trắng còn đuôi luộc đông lạnh, tôm thẻ bóc vỏ bỏ đầu bỏ đuôi hấp đông lạnh, tôm thẻ hấp đông lạnh, tôm thẻ chân trắng tẩm bột đông lạnh…

Người tiêu dùng Nhật Bản đang dần chuyển sang và ưa chuộng sử dụng hạt điều Việt Nam. Vì vậy, trong 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hạt điều của nước ta sang thị trường này đã tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, trong năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu 6.517 tấn hạt điều sang Nhật Bản, trị giá 42,5 triệu USD, tăng 83% về lượng và 64,55% về trị giá so với năm 2019.

Tổng trị giá nhập khẩu hạt điều của Nhật Bản đạt 33,17 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2021, theo thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC). Tuy nhiên, Nhật Bản lại tăng nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam lên 4,5%, tương đương 12,92 triệu USD. Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng giá trị nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ 33,09% trong 5 tháng đầu năm 2020 lên 38,97% so với cùng thời kỳ năm 2021.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, vào tháng 4/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 10.541 tấn, đạt 25,9 triệu USD, tăng lần lượt 39,8% và 61,8% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 45.139 tấn cà phê sang thị trường này, tương đương 110,1 triệu USD, tăng lần lượt 11,4% và 45,4%. Theo Cơ quan Hải quan Nhật Bản, quý I/2022, Nhật Bản nhập khẩu 117.230 tấn cà phê, trị giá 413 triệu USD. Trong đó, nhập khẩu cà phê từ Việt Nam nhiều nhất, đạt 35.598 tấn.

Trong thời gian tới, ngành cà phê đưa ra chiến lược tập trung phát triển mặt hàng cà phê chế biến (cà phê rang xay, cà phê hòa tan…) thay vì chú trọng vào số lượng cà phê nhân như hiện nay. Với mặt hàng này, giá thành cũng sẽ cao hơn. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu cà phê sang các thị trường tăng, trong đó bao gồm Nhật Bản.

Những năm gần đây, Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, thường xuyên nằm trong top 5 thị trường tiêu thụ rau quả hàng đầu. Đồng thời, Việt Nam cũng là nước xuất khẩu rau quả đứng thứ 15 thế giới sau Nhật Bản. Lý do chính là xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản mang tính thời vụ và khu vực, vì nhiều loại rau quả chỉ có ở Việt Nam.

Các loại rau quả xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản ngày càng đa dạng, gần đây lượng xuất khẩu một số loại rau quả ngày càng tăng. Các mặt hàng xuất khẩu chính là rau tươi, đóng hộp, sấy khô hoặc ướp muối, rau đông lạnh, gia vị và nước trái cây cô đặc. Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng tổng giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn đạt mức cao 127,67 triệu USD, chiếm 66,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản.

Nhật Bản là một trong những quốc gia châu Á nhập khẩu một lượng lớn hạt tiêu. Hầu hết hạt tiêu nhập khẩu vào Nhật Bản được tiêu thụ trong nước, phần nhỏ còn lại được sử dụng cho mục đích thương mại như tái xuất khẩu.

Trong nửa đầu năm 2020, Việt Nam là nguồn cung cấp tiêu lớn thứ ba của Nhật Bản, với lượng nhập khẩu đạt 1,7 nghìn tấn, trị giá 7,34 triệu USD. Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của Nhật Bản từ Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2021 đạt 414 tấn, trị giá khoảng 2 triệu USD. Nhìn chung, thị phần hạt tiêu Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ 19,29% trong hai tháng đầu năm 2020 lên 28,12% trong hai tháng đầu năm 2021.

Để ngày càng có nhiều mặt hàng nông thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường “khó tính” Phù Tang hơn nữa, các sản phẩm của Việt Nam trước tiên phải luôn đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản. Đồng thời, chúng ta cũng cần đa dạng hương vị phù hợp với người Nhật và tăng độ độ tin cậy như thương hiệu, mẫu mã, …để quảng bá rộng rãi và thu hút người tiêu dùng hơn.