Một số địa danh thuộc quận Hoàng Mai
Văn hóa – di tích, danh thắng:
Cũng như những vùng đất trù phú có cư dân sinh sống lâu đời, quận Hoàng Mai là một kho tàng chứa đựng những di tích lịch sử, những huyền sử, truyền thuyết được lưu giữ quan hàng ngàn năm. Ở làng Mai Động có đình thờ Tam Trinh, vị tướng, nhà giáo và còn truyền dạy nghê đấu vật cho thanh niên. Ở vùng quanh đầm Đại Từ, cả 7 làng (thuộc phường Đại Kim, Hoàng Liệt) đều có đền thờ Bỏ Ninh Vương, học trò Thủy Thần của Chu Văn An, người đã nêu cao truyền thống tôn sư trọng đạo và truyền thống thương dân. Bên cạnh Đền Lừ còn có đền thờ đức thánh Trần Hưng Đạo mà dân Hoàng Mai kính trọng gọi lễ hội đền này là ngày Giỗ Cha vào tháng Tám âm lịch.
Hoàng Mai còn là nơi khởi điểm của nhiều nghê truyền thống như nghề làm quạt ở làng Lủ, nghề dát bạc ở làng Giáp Lục, nghề kim hoàn ở phường Định Công. Tại Định Công hiện có đền thờ ba anh em họ Trần là Tổ của nghề kim hoàn Việt Nam. Hoàng Mai còn là nơi khởi nguồn của nhiều món ăn ngon sau này trở thành đặc sản nổi tiếng đất Hà Thành như bánh cuốn Thanh Trì, rượu Hoàng Mai, bún Tứ Kỳ, bún ốc Pháp Vân,..được dân gian xưa vẫn nói :”Rượu làng Mơ/Cờ Mộ Trạch” hay “Rượu làng Mơ/Thơ Kẻ Lủ.”
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Hoàng Mai (Hà Nội):
Tại Quyết định số 512/QĐ-UBND, UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tổng diện tích đất nông nghiệp của quận Hoàng Mai được phân bổ hơn 686 ha, đất phi nông nghiệp hơn 3 333 ha. Kế hoạch thu hồi các loại đất trên địa bàn đối với đất nông nghiệp là 151,3 ha, đất phi nông nghiệp hơn 105,7 ha. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất của quận đối với đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp là 153,5 ha, đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở hơn 38,8 ha. Đối với danh mục các công trình, dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Hoàng Mai kèm theo là 142 công trình, dự án với tổng diện tích hơn 309,5 ha. UBND Thành phố giao UBND quận Hoàng Mai tổ chức công bố, công khai kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, thực hiện thu hồi đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã phê duyệt; tổ chức kiểm tra thực hiện kế hoach sử dụng đất; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm kế hoạch sử dụng đất; tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất bảo đảm tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất năm 2024.
Hoàng Mai là một quận nội thành của thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Đây là quận có diện tích lớn thứ tư của thành phố (sau các quận Long Biên, Hà Đông và Bắc Từ Liêm) và có dân số đông nhất trong số 30 quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội.
Quận Hoàng Mai nằm ở phía đông nam nội thành thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý:
Quận Hoàng Mai có diện tích tự nhiên là 4.104,1ha (41 km²), dân số là 365.759 người.
Quận Hoàng Mai có đường giao thông thủy trên sông Hồng. Quận có các đường giao thông quan trọng đi qua gồm: Quốc lộ 1, đường vành đai 2,5, đường vành đai 3, đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, cầu Thanh Trì.
Cuối thời Lê – đầu thời Nguyễn, Hoàng Mai là tên một tổng và một xã thuộc huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (đến năm 1831 thuộc tỉnh Hà Nội).[6]
Theo Đồng Khánh địa dư chí[7], tổng Hoàng Mai có 10 xã, thôn:
Năm 1899, vùng đất Hoàng Mai thuộc Khu vực Ngoại thành Hà Nội (từ 1915 là huyện Hoàn Long thuộc tỉnh Hà Đông), đến năm 1942 lại thuộc Đại lý đặc biệt Hà Nội.
Năm 1954, thành phố Hà Nội được chia thành 4 quận nội thành với 34 khu phố và 4 quận ngoại thành với 46 xã, phần lớn địa bàn quận Hoàng Mai lúc bấy giờ thuộc Quận VII.[8]
Ngày 31 tháng 5 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 78-CP chia Hà Nội thành 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành[9], địa bàn quận Hoàng Mai lúc này tương ứng với 10 xã: Đại Kim, Định Công, Đoàn Kết (không kể phố Giáp Bát), Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ (bao gồm cả thôn Mai Động, không kể phố Mai Động), Lĩnh Nam, Thanh Trì, Trần Phú, Vĩnh Tuy (không kể thôn Đoài), Yên Sở thuộc huyện Thanh Trì. Năm 1964, xã Đoàn Kết đổi tên thành xã Thịnh Liệt.[6]
Ngày 9 tháng 8 năm 1973, hai thôn Giáp Bát, Giáp Lục của xã Thịnh Liệt, thôn Tương Mai và một phần đất thôn Mai Động thuộc xã Hoàng Văn Thụ, huyện Thanh Trì được cắt về khu phố Hai Bà Trưng. Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập phường Mai Động thuộc quận Hai Bà Trưng và tách xóm Mã Cả của xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì về phường Tương Mai, quận Hai Bà Trưng[10]. Ngày 14 tháng 3 năm 1984, chia phường Giáp Bát thuộc quận Hai Bà Trưng thành 2 phường Giáp Bát và Tân Mai[11]. Ngày 26 tháng 10 năm 1990, chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì về quận Hai Bà Trưng quản lý và chuyển thành phường Hoàng Văn Thụ.
Ngày 6 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP[1]. Theo đó:
Sau khi thành lập, quận Hoàng Mai có 4.104,10 ha diện tích tự nhiên và 187.332 người với 14 phường trực thuộc.
Quận Hoàng Mai có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 14 phường: Đại Kim, Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tương Mai, Vĩnh Hưng, Yên Sở.
Quận Hoàng Mai là quận có tốc độ đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng lớn trong số các quận huyện mới của thủ đô, với hàng loạt khu đô thị như Linh Đàm, Bắc Linh Đàm, Định Công, Đại Kim, Đền Lừ I - II, Kim Văn - Kim Lũ, Vĩnh Hoàng, Hoàng Văn Thụ, Ao Sao, Thịnh Liệt, Đại Kim - Định Công, Tây Nam hồ Linh Đàm, Tây Nam Kim Giang, Ao Mơ, Thịnh Liệt… cùng hàng loạt chung cư trên đường Lĩnh Nam, đường Tam Trinh, đường Pháp Vân, đường Nghiêm Xuân Yêm như Gamuda City, Hateco Yên Sở, khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp, The Manor Central Park…
Các dự án đường sắt đi qua địa bàn quận là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Hoàng Mai), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long), tuyến số 8 (An Khánh - Dương Xá); trong đó tuyến số 3 đoạn Ga Hà Nội - Hoàng Mai (một phần của tuyến Trôi - Nhổn - Hoàng Mai) và tuyến số 1 hiện đang được đầu tư xây dựng.
Nét đẹp vùng đất tổ nghề kim hoàn
Khoảng thế kỷ II - III, người Việt đã biết dùng vàng bạc làm đồ trang sức. Đất tổ của nghề vàng là Định Công (nay thuộc vùng đô thị hóa đông đúc phường Định Công, quận Hoàng Mai). Riêng đất tổ của nghề bạc thì ở Đồng Xâm (Thái Bình), tổ đúc thì là Châu Khê (Hải Dương). Đây là nghề gia công đồ trang sức, hàng mỹ nghệ bằng kim loại quý hiếm. Thực ra có mấy nghề khác nhau: nghề "chạm" tức là nổi các hình, hoa văn lên mặt đồ kim loại vàng bạc; "trổ" tức là tạo hoa văn thủng; "đậu tức là kéo vàng bạc đã nấu chảy thành những sợi chỉ rồi uốn ghép thành hình chim thú, hoa lá...; "trơn" là những hàng chỉ có đánh bóng. Các nghề này phối hợp với nhau tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Những nét chạm trổ uyển chuyển mềm mại, những sợi chỉ vàng chỉ bạc uốn lượn hài hòa kết hợp với màu sắc của vàng, độ bóng ánh của bạc đã làm tăng độ hấp dẫn, sang trọng cho những chiếc dây chuyền, vòng tay, hoa tai, nhẫn, đĩa bạc, chén bạc, hộp đồ trang sức... trên đôi tay khéo léo của con người Định Công một vùng đất tổ của nghề kim hoàn.
Quận Hoàng Mai có nhiều làng nghề ẩm thực như làng nghề bánh cuốn Thanh Trì (phường Thanh Trì), rượu Hoàng Mai, làng bún Tứ Kỳ, bún ốc Pháp Vân (phường Hoàng Liệt), đậu phụ Mơ (phường Mai Động).
Ngoài ra, phường Vĩnh Hưng và phường Lĩnh Nam có nghề trồng hoa, rau sạch; phường Yên Sở có làng cá Yên Sở.
Đối với các định nghĩa khác, xem
Tân Mai là một phường thuộc quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Phường Tân Mai có diện tích 0,51 km², dân số năm 2022 là 26.712 người, mật độ dân số đạt 52.376 người/km².[2][3]
Địa giới hành chính phường này như sau:
Phường Tân Mai được thành lập ngày 14 tháng 3 năm 1984 theo Quyết định số 42/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng, trên cơ sở tách ra từ phường Giáp Bát, ban đầu thuộc quận Hai Bà Trưng.
Từ tháng 1 năm 2004, chuyển về quận Hoàng Mai quản lý.