Vẽ Về Lễ Hội Đền Hùng

Vẽ Về Lễ Hội Đền Hùng

07h00: Xe và Hướng dẫn viên đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi khu di tích Đền Hùng. Tới nơi đoàn làm lễ dâng hương ở Đền Mẫu Âu Cơ. Đền được xây trên núi Ốc Sơn, còn gọi là núi Vặn, cao trên 147m so với mặt biển. Nằm trong khu di tích đền Hùng, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Đền thờ Mẹ Âu Cơ, người mẹ huyền thoại, linh thiêng, huyền diệu có công đầu trong việc khai hoang, mở cõi của dân tộc. 08h30: Quý khách đến Đền Hùng làm lễ dâng hương đất tổ – thăm quan khu di tích và Bảo tàng Hùng Vương. Đây là bảo tàng tổng hợp mang tính chất đặc trưng của bảo tàng khảo cứu địa phương nhằm giới thiệu về lịch sử Phú Thọ từ thời khai sơn lập địa, tái hiện không gian địa văn hóa hào hùng, vẻ vang của đất nước trên Đất tổ. 09h30: Quý khách tiếp tục thăm quan đền  Hạ, đền Trung, đền Thượng, Giếng Ngọc, Lăng vua Hùng, đền Giếng, tự do chụp ảnh mua sắm quà lưu niệm.

Mấy ngày qua, hàng nghìn người dân địa phương và du khách khắp nơi đã nô nức về dự Lễ hội đền Đức Hoàng (xã Phúc Thành, Yên Thành, Nghệ An), nơi đã trở thành địa chỉ văn hóa tâm linh thu hút người dân trong và ngoài xã.

Đền Đức Hoàng được xây dựng trên vị trí đắc địa ở xã Phúc Thành, có cảnh quan thiên nhiên đẹp và được ví là một trong “Đông Thành bát cảnh” (tám cảnh đẹp nhất đất Đông Thành xưa) bởi phong thủy uy nghi, cổ kính bao quanh. Đền Đức Hoàng là nơi chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử nước nhà, đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Lễ hội đền Đức Hoàng được tổ chức từ ngày 19/2 đến 21/2. Trong đó có phần lễ và phần hội được diễn ra phong phú với các trò chơi truyền thống như đua thuyền, cờ thẻ, đẩy gậy, xen với các trò chơi dân gian phong phú và hấp dẫn.

Theo sử sách ghi lại, đền Đức Hoàng được xây dựng từ thế kỷ thứ XIII, thời nhà Trần. Tương truyền, nơi đây là 1 trong 8 cảnh đẹp nổi tiếng của Đông Thành nhị huyện xưa. Đền được xây dựng để thờ vị tướng có nhiều chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên là Hoàng Tá Thốn, tự Hoàng Minh, hiệu Tô Đại Liêu, quê ở làng Vạn Phần (nay là xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu).

Thời niên thiếu, ông có sức khỏe hơn người, rất giỏi võ và đặc biệt có tài bơi lội. Khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta, ông tham gia vào đội thủy binh thiện chiến của nhà Trần, được Hưng Đạo Đại Vương chiêu làm nội thư gia, giúp việc binh thư dưới trướng. Ông đã có nhiều công lao trong đánh giặc ngoại xâm, lừng lẫy nhất là cuộc chiến trước sông Bạch Đằng năm Mậu Tý 1288. Ông được vua Trần phong là Sát Hải Đại Vương.

Sau khi đánh tan quân Nguyên Mông, Hoàng Tá Thốn tiếp tục thống lĩnh các đạo thủy quân coi giữ 12 cửa biển. Trong một lần đi tuần ven biển, ngài bị bệnh và qua đời vào đúng ngày mùng một Tết Nguyên Đán tại Cửa Trào (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), triều đình đưa thi hài của ngài về an táng tại quê nhà.

Một số hình ảnh các trò chơi dân gian diễn ra tại lê hội.

Sáng 1/12, tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần - Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2024; đón nhận quyết định và trao giấy chứng nhận công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Sọong Cô của dân tộc Sán Dìu tỉnh Quảng Ninh.