Quota xuất khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề ra, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần đăng ký và thực hiện theo nguyên tắc hoạch định. Cụ thể:
Hồ sơ xuất khẩu gạo cần những gì?
Hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu gạo cần những giấy tờ gì? Nếu như doanh nghiệp nắm rõ các giấy tờ sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và hạn chế nhiều rắc rối. Dưới đây là một số giấy tờ cần thiết:
Doanh nghiệp cần xác định được mã SH của mặt hàng gạo, mỗi loại gạo sẽ có mã HS khác nhau. Dưới đây là chi tiết của từng loại:
Đối với thuế khi xuất khẩu, cả 2 khoản thuế VAT và thuế xuất khẩu đều được miễn hoàn toàn.
SUTECH tư vấn đăng ký mã xuất khẩu gạo sang Trung Quốc theo lệnh 248, 249 và các quy định liên quan của phía Việt Nam và Trung Quốc. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nắm bắt cơ hội tiến vào thị trường tỷ dân!
Qua các nội dung trên đây, doanh nghiệp đã biết được Quota xuất khẩu gạo là gì? Mục đích của việc thiết lập Quota xuất khẩu gạo và thủ tục xuất khẩu cần thiết. Nếu như doanh nghiệp còn băn khoăn, thắc mắc hãy để lại thông tin liên hệ để được tư vấn, giải đáp thắc mắc từ chuyên gia của SUTECH.
Quota là gì? Mục đích của quota
Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đặc biệt là trong việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, việc thiết lập và quản lý Quota hạn ngạch có vai trò cực kỳ quan trọng.
Quota hạn ngạch là một biện pháp được chính phủ áp dụng nhằm để giới hạn về số lượng, khối lượng hoặc giá trị của các sản phẩm hàng hoá quan trọng đối với quốc gia. Mục đích của việc áp dụng quota này là để bảo vệ, hỗ trợ ngành công nghiệp trong nước và duy trì sự ổn định của nền kinh tế.
Các sản phẩm như gạo, sản phẩm dệt may, đường,... là các sản phẩm bị áp dụng quota-hạn ngạch.
Việc áp dụng biện pháp quota là để nhà nước dễ dàng kiểm soát trữ lượng hàng hoá và duy trì được sự cân bằng giữa lượng hàng hóa được nhập khẩu trong nước và lượng hàng hoá được xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Mục đích chính của biện pháp quota là gì?
Kiểm soát thị trường: Kiểm soát và duy trì được sự cân bằng giữa lượng hàng hóa được nhập khẩu trong nước và lượng hàng hoá được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Nhằm điều tiết, ổn định thị trường.
Bảo vệ doanh nghiệp sản xuất nội địa: Việc hạn chế hàng hoá nhập khẩu sẽ thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa, tạo ra sự ổn định và kiểm soát được giá cả thị trường, đồng thời giúp bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trong nước.
Đảm bảo cân bằng giữa sản xuất và tiêu dùng: Bằng cách hạn chế lượng hàng hoá nhập khẩu, sẽ duy trì được sự ổn định về giá cả trên thị trường và tối ưu được mức độ cân bằng của cung và cầu.
Thủ tục xin quota theo hạn ngạch thuế quan xuất và nhập khẩu
Hồ sơ và quy trình cấp giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại khoản 3 điều 7 và khoản 4 điều 8 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký quota hạn ngạch xuất khẩu thì cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để gửi đến Bộ Công Thương (Cục xuất nhập khẩu). Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, cơ quan ngang Bộ, và các đơn vị liên quan khác có để đưa ra quyết định việc áp dụng quota-hạn ngạch hàng hóa đó cho doanh nghiệp.
Đơn đề nghị cấp phép hạn ngạch xuất khẩu (bản chính).
Giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư (bản sao đóng mộc sao y bản chính).
Các giấy tờ pháp nhân của cá nhân đại diện pháp lý doanh nghiệp (bản sao).
Nộp hồ sơ xin cấp phép: có 3 hình thức để doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ là:
Doanh nghiệp trực tiếp đi đến trực cơ quan có thẩm quyền cấp phép ( Bộ Công Thương) hoặc cơ quan ngang bộ để nộp hồ sơ xin cấp phép.
Doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ xin cấp phép thông qua đường bưu điện.
Cuối cùng, doanh nghiệp có thể thực hiện nộp hồ sơ xin cấp phép bằng hình thức nộp trực tuyến . Trường hợp này chỉ thực hiện được khi bộ và cơ quan ngang bộ có áp dụng hình thức nộp trực tuyến.
Kiểm tra hồ sơ xin cấp phép: Cơ quan chức năng sẽ thực hiện việc kiểm tra và rà soát lại hồ sơ xin cấp phép của doanh nghiệp. Quá trình này sẽ bao gồm việc kiểm tra thông tin danh mục hàng hoá, số lượng, giá trị xuất khẩu, và các giấy tờ liên quan khác.
Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, thông tin hồ sơ bị sai hoặc không đúng theo quy định, hoặc hồ sơ cần được bổ sung thêm ,thì cơ quan chức năng sẽ liên hệ lại doanh nghiệp để hoàn tất bổ sung lại hồ sơ xin cấp phép.
Xem xét và cấp giấy phép xuất khẩu: Nếu hồ sơ xin cấp phép của doanh nghiệp đầy đủ và hợp lệ đúng theo quy định của pháp luật, thì trong thời gian khoảng 10 ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương (Cục xuất nhập khẩu) sẽ đưa ra quyết định cấp phép hạn ngạch xuất khẩu cho doanh nghiệp.
Lưu ý: Trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp giấy phép, Bộ Công Thương sẽ phản hồi lại thông tin cho doanh nghiệp thông qua văn bản và Bộ đồng thời cũng nêu rõ lý do vì sao doanh nghiệp không được cấp giấy phép.
Các doanh nghiệp cũng chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu liên quan đến hàng hóa cần cấp phép nhập khẩu vào thị Việt Nam. Quy trình các bước thực hiện tương tự đối với quota xuất khẩu.
Hy vọng các thông tin đã đề cập trong bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được các thông tin quan trọng liên quan đến”
” mà bạn đang tìm hiểu. Cũng như giúp bạn nắm rõ hơn quy trình thực hiện các thủ tục xin quota hạn ngạch xuất khẩu và quota hạn ngạch nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Quota xuất khẩu gạo là một trong những điều kiện quan trọng để doanh nghiệp xuất khẩu gạo thành công sang thị trường Quốc tế. Vậy Quota xuất khẩu gạo là gì? Mục đích và nguyên tắc quản lý ra sao? Cùng tìm hiểu thông tin này qua bài viết dưới đây.
Quota có nghĩa là “hạn ngạch” do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề ra. Đây là mức giới hạn tối đa số lượng mặt hàng hoặc giá trị mặt hàng được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua thị trường trong một khoảng thời gian cụ thể. (Căn cứ theo Theo quy định tại Điều 17 Luật quản lý ngoại thương).
Quota xuất khẩu gạo hay còn gọi là hạn ngạch xuất khẩu gạo là một hình thức quản lý giới hạn việc xuất khẩu lượng gạo cụ thể từ Việt Nam sang quốc gia khác. Hạn ngạch này thường áp dụng trong khoảng thời gian nhất định thông qua giấy phép, khi hết hiệu lực, doanh nghiệp cần làm thủ tục xin Quota xuất khẩu để có kế hoạch xuất khẩu phù hợp. Trường hợp, lượng gạo vượt quá hạn ngạch sẽ không được phép xuất khẩu hoặc bị xử phạt.
Các trường hợp áp dụng quota hạn ngạch
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu trong trường hợp sau:
Áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu
1. Áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Đối với hàng hóa bảo đảm cân đối vĩ mô, tăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ;
c) Khi nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
2. Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa; công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.