Bạn đã nghe đến Effortless English bao giờ chưa? Effortless English là gì? Cách học ra sao? Hãy cùng EIV Education tìm hiểu về bài viết này để biết thêm về phương pháp học này nhé.
Làm chủ từ vựng Effortless English
Theo Pasal – đơn vị độc quyền của Effort English, bạn nên học từ vựng hiệu quả với 7 chìa khóa vàng này để thành công trong việc trau dồi từ vựng tiếng Anh Hãy áp dụng chúng trong quá trình học nhé.
Vì sao lại chọn hình ảnh là bước đầu tiên học từ vựng trong phương pháp Effortless English? Đơn giản vì bộ não của chúng ta luôn dễ dàng ghi nhớ các hình ảnh, ký ức mà nếu hình ảnh càng đầy màu sắc, ấn tượng, kỳ lạ thì lại càng dễ nhớ hơn.
Khi học, bạn hãy sử dụng công cụ Google Image để tìm kiếm những hình ảnh của từ mà bạn đang muốn tìm, rà soát các hình ảnh khiến bạn ấn tượng, từ từ bạn sẽ nhớ sâu sắc bức ảnh đó. Sau này nếu nhìn thấy hình ảnh đó bạn sẽ ngay lập tức nhớ ra từ vựng đó ngay.
Với những động từ hoặc danh từ, bạn nên liên tưởng nó thành một hành động nào đó và vừa nhắc đi nhắc lại từ đó, vừa làm hành động cùng lúc. Bạn sẽ thấy bạn không cần phải dịch nó nữa, mà sẽ nhớ luôn từ đó bằng hành động mà mình vừa gắn. Vì khi bạn gắn từ vựng với cơ thể, bạn sẽ thấy mình nhớ lâu hơn rất nhiều.
Nếu bạn gặp tính từ, hoặc những từ mô tả văn cảnh ấn tượng thì hãy dùng cảm xúc để nghiền ngẫm nó. Khi bạn đang nói từ đó, hoặc đang hành động với từ đó bạn sẽ thấy cực kỳ dễ nhớ, dễ hiểu.
Bởi vì trong mỗi con người chúng ta luôn nhớ mọi ký ức cảm xúc xúc động nhất cuộc đời. Khi đó, hãy làm quá cảm xúc của mình với từ vựng đó lên, kết hợp với hành động nữa thì thật tuyệt.
Khi gặp những từ phức tạp, khó hiểu, nhiều nghĩa bạn nên thử cách tạo ra các tình huống, văn cảnh cho từ đó. Hoặc tốt hơn hết là hãy chọn những tài liệu thú vị cho mình để học, từ đó khi thấy từ vựng mới, bạn sẽ hiểu luôn được nghĩa của từ đó theo văn cảnh mà bạn đang trải nghiệm. Điều này sẽ giúp bạn nhớ không thể quên từ vựng gắn với văn cảnh đó đấy.
Hãy kết hợp Situation và Imagination trong quá trình học vì đôi khi bạn không thể tạo ra hành động, cảm xúc hay hình ảnh liên quan đến chúng. Hãy tạo ra một tình huống tùy thuộc mà bạn liên tưởng của từ đó nếu được càng hài hước càng tốt, rồi nhắm mắt lại, tạo ra các hình ảnh trong đầu bạn về tình huống đó, như một đoạn phim ngắn vậy.
Sự tưởng tượng sẽ khiến bạn nhớ rất lâu và giúp từ vựng đó khắc sâu vào bộ não của bạn. Hãy tập tưởng tượng nhiều hơn, vì đây là kỹ thuật khó.
Tạo sự liên kết cho từ vựng mới với các từ tiếng Anh mà bạn đã biết sẵn từ trước, đã có sẵn trong đầu của bạn. Bằng cách học các từ đồng nghĩa (Synonym), từ Trái Nghĩa (Autonym), hoặc Từ Tương Tự (Similar Meaning) để tạo liên kết cho các từ mới này.
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong phương pháp Effortless English, ban không cần phải cố tạo ra các hình ảnh, cảm xúc, hành động hay tình huống để học từ vựng. Có một cách đó chính là Lặp Đi, Lặp Lại.
Bạn có thể nghe đi nghe lại hoặc nghe nhiều một bài hội thoại, hoặc đoạn tài liệu mà bạn đang nghe. Cứ làm đi làm lại, sau 10-30 lần nghe, đảm bảo bạn sẽ nhớ như in mà không cần suy nghĩ.
Cấu trúc và các bước học của Effortless English
Effortless English thường có một cấu trúc chung cho một bài học như sau:
Dưới đây là trình tự các bước của phương pháp mà bạn nên thực hành nó mỗi ngày:
Phương pháp học của Effortless English có lộ trình 4 bước và khi đến đến bước cuối cùng, bạn đã nắm được phương pháp giúp mình thành công trong việc học tiếng Anh.
Cải thiện phản xạ với Mini – Story
Bước 1: Nghe – Trả lời Mini Story Để đạt kết quả cao nhất trong phần này, các bạn lưu ý những điểm sau nhé:
Bước 2: Đặt câu hỏi Bắt chước Audio,tự đặt câu hỏi và tự trả lời. Cách đặt câu hỏi như sau:
Cải thiện kỹ năng nói với Effortless English
Sử dụng Mini – Story để rèn luyện kỹ năng nói bằng cách kể lại câu chuyện có trên tài liệu. Các bạn có thể thực hành theo các bước sau:
Level 1: Nghe từng file audio và thu âm, sau đó nhắc lại để chỉnh ngữ âm, ngữ điệu, nối âm… Level 2: Kể lại câu chuyện mà không cần nhìn vào text hay giấy ghi ghú của bạn Level 3: Tập thuyết trình và kể lại câu chuyện đó rành mạch rõ ràng
Trên đây, EIV Education đã tổng hợp những điều cần ghi nhớ cho một phương pháp Effortless English. Mong bài viết này sẽ đem lại cho bạn một phương pháp học tập mới mẻ và hiện đại, thú vị hơn.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc luyện tập và học một mình, hãy nhanh tay đăng ký chương trình học với giáo viên bản ngữ tại EIV Education với chương trình học 1 kèm 1 cùng phương pháp này một cách hiệu quả hơn nhé.
Học tiếng Anh 1 kèm 1 tăng level đột ngột cùng giáo viên bản ngữ chất lượng cao tại EIV Education – ĐĂNG KÝ TƯ VẤN và TEST MIỄN PHÍ
Tăng cường phản xạ kỹ năng nghe
Chọn tài liệu nghe phù hợp với bạn hoặc vào file nghe Text Article với thời gian tối thiểu là một tuần một bài học. Bài nghe rất dễ hiểu, tốc độ chậm và phù hợp với khả năng nghe của bạn. Trong quá trình học, nếu gặp từ vựng mới thì bạn nên bấm nút “Pause” để ngừng và tra từ điển ý nghĩa của nó giúp bạn hiểu nội dung bài học hơn.
Bên cạnh tài liệu mà phương pháp cung cấp, bạn cũng có thể lựa chọn những bộ phim hoạt ngắn bằng tiếng Anh hoặc các bộ phim Sitcom Âu-Mỹ để tập thói quen nghe và phản xạ hiểu được tiếng Anh của bạn.
Muốn cải thiện kỹ năng nghe của mình, bạn phải nghe thật sâu và nghe thật kỹ nội dung mà tài liệu mình đang ôn luyện. Phải nghe ít nhất 3-5 ngày, thậm chí 7-10 ngày và lặp đi lặp lại khoảng 30 đến 70 lần. Cách làm này giúp tăng dần khả năng hiểu từ vựng, cách phát âm và phản xạ nghe hiểu của bạn.
Nếu bạn cảm thấy chán bạn có thể chơi trò chơi với Mini -Story để thử trả lời câu hỏi càng nhanh càng tốt.
Dưới đây là cách thực hành phần nghe giúp bạn cải thiện được kỹ năng này nhiều hơn:
Bước 1: Nghe – Nắm bắt nội dung chính
Bạn nên đeo tai nghe để tập trung hơn trước khi nghe, mở file nghe và nghe câu chuyện. Nghe lần 1: Nghe câu chuyện và tự cảm nhận câu chuyện theo một một cách riêng của bạn mà không cần cố gắng hiểu hết 100% Nghe lần 2-3: Nghe hiểu câu chuyện, ghi chú lại những từ khóa mà các bạn nghe được (Nghe thêm để nghe được 80-90% từ trong bài)
Chuẩn bị file nghe và sổ nhỏ, giấy note nếu có Mở file và bắt đầu nghe đồng thời ghi lại ra giấy những gì bạn nghe thấy Lúc mới ban đầu việc sẽ không hề dễ dàng. Có nhiều từ bạn không thể nghe ra, hoặc nghe sai. Nhưng đừng lo lắng, mọi thứ đều cần luyện tập. Hãy bấm nút “pause” để dừng hoặc phát lại để bạn hiểu ra được từ đó
Đến khi bạn cảm thấy không thể nghe thêm được từ mới nào nữa hay không đoán ra được nghĩa của từ, hãy mở transcript. Vừa nghe vừa nhìn transcript, so sánh để điền nốt những chỗ trống trong bản nghe-chép của bạn.
Nghe lại bài nghe một lần nữa mà không nhìn vào script. Hãy nhớ chú ý đến nội dung câu chuyện, diễn biến cảm xúc của mạch câu chuyện, cách luyến láy, ngữ điệu trong câu. Nếu bạn vẫn chưa hiểu hết nội dung câu chuyện hay quay trở lại bước trên. Nếu bạn đã hoàn toàn hiểu, hãy chuyển qua luyện tập với những tài liệu tiếp theo.