Chi phí sinh hoạt (sinh hoạt phí) là chi phí duy trì một mức sống nhất định. Những thay đổi về chi phí sinh hoạt theo thời gian thường được vận hành theo chỉ số chi phí sinh hoạt. Chi phí tính toán sinh hoạt cũng được sử dụng để so sánh chi phí duy trì một mức sống nhất định ở các khu vực địa lý khác nhau. Sự khác biệt về chi phí sinh hoạt giữa các địa điểm cũng có thể được đo lường về tỷ lệ sức mua tương đương.
Chứng minh tài chính và học phí
Trước khi đến Đức, bạn cần chứng minh tài chính ngay từ khi nộp đơn xin thị thực. Đó là bằng chứng đảm bảo bạn có khả năng trang trải trong suốt quá trình học tập của mình. Từ ngày 1.1.2020 thì mỗi người cần 853 Euro/tháng hay 10.236 Euro/năm cho cuộc sống tại Đức.
Con số này bắt đầu áp dụng cho những ai nộp đơn thị thực sau ngày 1.9.2019. Bạn có thể chứng minh bằng một số cách như: chứng minh thu nhập của cha mẹ, tài khoản phong tỏa, giấy đảm bảo từ ngân hàng hoặc mức học bổng đủ cao. Để biết rõ hơn về yêu cầu cụ thể, bạn có thể liên hệ Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán tại nước sở tại.
Nhiều sinh viên quốc tế sử dụng tài khoản phong tỏa để trang trải tài chính cho mình trong quá trình học tại Đức. Số tiền trong tài khoản này sẽ được khóa cho đến khi bạn đến Đức. Việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cho tài khoản phong tỏa là một bước quan trọng trong quá trình nộp đơn thị thực khi du học Đức. Phí tạo lập tài khoản phong tỏa có thể dao động từ 50 đến 150 Euro. Sau khi đã đến Đức và có thẻ EC, bạn sẽ nhận được tiền hàng tháng từ tài khoản phong tỏa của mình.
Phần lớn trường đại học tại Đức được tài trợ bởi chính phủ. Do đó, sẽ không có học phí với bậc Cử nhân và đa số bậc Thạc sĩ tại những trường công. Một số ít chương trình Thạc sĩ có thu phí nhưng không quá cao nếu so với những nước khác. Tại những trường tư thì học phí có thể sẽ cao hơn.
Riêng bang Baden-Württemberg quyết định thu phí 1.500 Euro/kỳ đối với sinh viên ngoài khối EU từ kỳ đông 2017/18. Những sinh viên đã theo học tại bang Baden-Württemberg nhưng chưa tốt nghiệp vào kỳ đông 2017/18 thì vẫn được miễn học phí cho đến khi ra trường.
Ở Đức, mọi sinh viên tại trường đại học đều phải trả phí học kỳ. Phí này dành cho những tổ chức sinh viên như Studentenwerk hay AStA chứ không liên quan gì đến học phí. Tại nhiều trường đại học sinh viên còn nhận được vé kỳ để sử dụng các phương tiện giao thông công cộng trong vùng. Phí học kỳ dao động từ 100 đến 350 Euro tùy từng trường và phải đóng khi nhập học hay trước khi kỳ học mới bắt đầu. Một số chi phí phát sinh như tài liệu học tập hay sách chuyên ngành sẽ phụ thuộc vào từng ngành học.
Ví dụ: Đại học Köln, kỳ đông 2019/20
Chi phí sinh hoạt không thiết yếu
Ngược lại với Chi phí sinh hoạt thiết yếu thì Chi phí sinh hoạt không thiết yếu là những khoản chi phí không bắt buộc phải chi tiêu bất kể bạn ở đâu, làm gì hay trong tình trạng như thế nào. Nghĩa là trong hầu hết mọi trường hợp, chi phí sinh hoạt không thiết yếu không ảnh hưởng quyết định tới cuộc sống thường nhật của bạn.
Chi phí không thiết yếu còn có thể gọi là Chi phí mong muốn hay Chi phí xa xỉ… Ngày nay khi mạng xã hội phát triển với nhiều trào lưu và xu hướng được lan truyền mạnh mẽ thì kèm theo đó là một loạt các chi phí sinh hoạt phát sinh. Có một vài khoản mục Chi phí được coi là không thiết yếu đối với đa số mọi người, cụ thể sau đây.
Chi phí chăm sóc sức khỏe và làm đẹp
Việc tham gia các câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe, tập luyện thể hình đang ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh hình thức tham gia các lớp tập thể dục cho số đông thì ngày càng nhiều nhiều có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tập luyện cao cấp hoặc PT – 1 kèm 1. Chi phí cho khoản mục này là vấn đề không thể bỏ qua trong kế hoạch chi tiêu của bạn.
Hãy xem chúng ta có thể phân bổ khoản khoản chi phí này vào hạng mục nào?
Nếu việc tập luyện là vô cùng quan trọng đối với bạn và bạn chỉ đơn giản tham gia một lớp tập luyện với mức phí định kỳ hàng tháng trong khả năng chi trả thì bạn có thể xếp khoản mục này vào chi phí thiết yếu. Trong các trường hợp còn lại thì bạn nên xếp vào chi phí thiết yếu.
Đối với dịch vụ spa, làm đẹp cũng vậy. Nếu bạn “nghiện” làm đẹp, hoặc công việc của bạn yêu cầu bạn luôn phải chỉn chu và bạn hoàn toàn có khả năng chi trả thì chắc chắn đây sẽ là khoản chi phí thiết yếu để phục vụ cho công việc của bạn. Tuy nhiên phần lớn mọi người cho đây là khoản mục chi phí xa xỉ trong cuộc sống của họ.
Du lịch đang ngày càng trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân Việt Nam đặc biệt là các bạn trẻ. Có nhiều nhu cầu về du lịch khác nhau: một số người đi du lịch với mục đích nghỉ dưỡng sau những ngày làm việc vất vả, một số người khác đi du lịch để khám phá và trải nghiệm, một số người đi du lịch để kết nối hoặc cải thiện mối quan hệ…
Tần suất đi du lịch của mỗi người là khác nhau, đặc biệt có một số người xem việc du lịch là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Tuy nhiên xét một cách tổng thể thì người viết vẫn bảo vệ quan điểm rằng Chi phí du lịch nên xếp ở khoản mục Chi phí sinh hoạt không thiết yếu.
Cho dù với mục đích gì đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải thiết lập ngân sách cho kế hoạch đi du lịch đã được dự tính để chuyến đi trở nên thoải mái nhất đúng với ý nghĩa “du lịch” của nó. Để dành đều đặn hàng tháng hay trích lại một khoản thu nhập bất thường là quyền quyết định của bạn.
Sử dụng voucher du lịch trên các trang web Thương mại điện tử để tiết kiệm chi phí du lịch.
Một vài khoản mục chi phí có thể đã đề cập ở phần trên – Chi phí sinh hoạt thiết yếu cũng có thể phân loại vào Chi phí sinh hoạt không thiết yếu tùy theo quan điểm và thực tế cuộc sống của bạn. Điều này không có đúng – sai tuyệt đối, nó chỉ là việc phân loại theo yêu cầu quản lý chi tiêu của từng cá nhân.
+ Mua sắm các đồ dùng vật dụng thời trang
+ Thăm hỏi và quà biếu bố mẹ, người thân
+ Học các khóa phát triển bản thân
+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ và thực phẩm chức năng
+ Vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè…
Như vậy chúng ta đã cùng tìm hiểu chi tiết về 2 loại chi phí sinh hoạt cơ bản trong đời sống hằng ngày của mỗi cá nhân và gia đình. Sau khi đã thực hiện phân loại các chi phí và phân bổ chi tiết cho từng khoản mục, bạn cần phải lập một Bảng Chi tiêu cá nhân để thực hiện quản lý tài chính cá nhân của mình.
Nếu bạn chưa biết cách lập Bảng chi tiêu cá nhân, hãy Nhấp vào đây để tải file Excel hoàn toàn miễn phí.
Trong phạm vi bài viết này, người viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân về việc phân loại các chi phí sinh hoạt chứ không đi sâu vào vấn đề thực hành tiết kiệm các chi phí như thế nào. Nếu bạn cần tham khảo thêm về những cách thức thực hành tiết kiệm chi phí để thực hiện mục tiêu tối ưu chi tiêu mời bạn tham khảo Các cách tiết kiệm tiền hiệu quả nhé.
Chúc bạn sớm hoạch định được Kế hoạch Tài chính cá nhân thông qua việc hiểu rõ và phân bổ 2 loại Chi phí sinh hoạt phù hợp để sớm đạt được mục tiêu Tài chính của bản thân và gia đình.
Nếu bạn cần trang bị nhiều kiến thức hơn về Quản lý Tài chính cá nhân, hãy ĐẾN NGAY ĐÂY nhé,