Trẻ Đi Học Là Bị Ốm Có Nên Cho

Trẻ Đi Học Là Bị Ốm Có Nên Cho

Xoay quanh chuyện cho con đi học sớm, có nhiều quan điểm trái chiều. Có người cho rằng đi học sớm giúp con tự lập nhưng cũng có những người cho rằng việc này ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của trẻ. Vậy có nên cho trẻ đi học sớm không? Khi nào trẻ phù hợp để đi học?

Lưu ý khi mới bắt đầu cho trẻ đi học

Có nên cho trẻ đi học sớm không phụ thuộc vào sức khỏe, tâm lý và sự phát triển của từng bé. Nếu nhận thấy bé sẵn sàng đi học sớm, cha mẹ cần lưu ý những điều sau khi chuẩn bị cho bé đi học:

Tóm lại, với thắc mắc có nên cho trẻ đi học sớm không, các chuyên gia khuyên cha mẹ nên cho con đi học đúng độ tuổi được quy định theo Luật giáo dục. Ngoài ra, quan trọng hơn cả là cha mẹ hãy lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của con. Khi con có dấu hiệu sẵn sàng, cha mẹ hoàn toàn có thể cho con đi học sớm. Ngược lại, cha mẹ nên bình tĩnh để tránh làm trẻ rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý đầu đời.

Để quyết định đúng đắn nên cho con đi học hay ở nhà, theo các chuyên gia cha mẹ cần lưu ý những điểm quan trọng sau.

Sức khỏe của con cái là điều cha mẹ quan tâm hàng đầu. Điều khiến cha mẹ bối rối nhất là không biết trường hợp nào nên cho con đi học hay ở nhà khi trẻ bị ốm. Để giúp cha mẹ dễ dàng phân biệt, Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) mới đây đã đưa ra hướng dẫn khi nào trẻ nên nghỉ học và khi nào thì không nên.

Nhiều cha mẹ vẫn băn khoăn không không biết trong trường hợp nào thì trẻ bị ốm nên ở nhà ((Ảnh minh họa).

Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ, tuỳ từng trường hợp cha mẹ vẫn cho con đi học như bình thường hoặc nghỉ hẳn đến khi khỏi.

Nếu trẻ không may mắc những bệnh dưới đây, cha mẹ vẫn có thể cho đưa con đến trường, nhưng lưu ý hãy thông báo trước với giáo viên chủ nhiệm.

Trẻ bị mụn rộp vẫn có thể đi học (Ảnh minh họa).

Nếu bé không may bị mụn rộp, cha mẹ vẫn có thể cho con đi học. Tuy nhiên hãy nhắc nhở trẻ không được chạm vào vết phồng rộp hoặc hôn ai bị mụn rộp, không dùng chung những thứ như cốc và khăn tắm.

Viêm kết mạc là một bệnh về mắt do nhiễm trùng hoặc dị ứng. NHS khuyên cha mẹ nên hỏi ý kiến của dược sĩ và khuyến khích con không dụi mắt và nên rửa tay thường xuyên.

Cha mẹ có thể đưa con đến trường khi bị ho nhẹ hoặc cảm lạnh. Tuy nhiên nếu trẻ bị sốt, hãy cho bé nghỉ học cho đến khi khỏi hẳn. Nhắc nhở con vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng và rửa tay thường xuyên.

Trẻ nhỏ rất dễ bị chấy vì tiếp xúc da đầu gần bạn bè khi đang chơi hoặc làm bài tập ở trường. Dù chấy dễ lây lan ở trường nhưng Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết cha mẹ không cần cho con nghỉ học.

Tuy nhiên, cha mẹ nên thông báo cho giáo viên biết nếu con mình bị chấy và hãy loại bỏ trứng chấy bằng cách dùng lược chải ướt.

5. Hội chứng má tát (Slapped cheek syndrome)

Hội chứng má tát là một bệnh nhiễm trùng do vi-rút (Ảnh minh họa).

Hội chứng má tát là một bệnh nhiễm trùng do vi rút và thường gây ra phát ban đỏ tươi trên má. Mặc dù vết phát ban có thể trông nguy hiểm, nhưng trẻ không cần phải nghỉ học vì một khi phát ban xuất hiện, chúng sẽ không còn lây nhiễm nữa.

Nếu nghi ngờ con bị nhiễm trùng, cha mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ đa khoa và thông báo cho trường học của con nếu bé được chẩn đoán nhiễm trùng. Thông thường hội chứng này sẽ tự hết trong vòng 3 tuần.

​​​​​​​Bạn có thể cho con đi học nếu con bị đau họng. Tuy nhiên, nếu bé bị sốt hãy cho nghỉ ở nhà cho đến khi khỏi.

Giun chỉ là những con giun nhỏ trông giống sợi chỉ trắng. Mặc dù nghe có vẻ đáng sợ nhưng chúng có thể được điều trị mà không cần gặp bác sĩ và bạn có thể mua thuốc trị giun chỉ từ các hiệu thuốc.

Bạn không cần phải cho trẻ nghỉ học và cũng nên cho cả nhà tẩy giun dù không ai có triệu chứng gì.

Hắc lào là một bệnh nhiễm nấm phổ biến ở trẻ em và thường gây ra phát ban đỏ hoặc bạc. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, cha mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ khi trẻ bị hắc lào trên đầu. Một khi trẻ bắt đầu được điều trị, bạn có thể cho con đi học bình thường.

Nếu không may trẻ mắc các bệnh dưới đây, cha mẹ nên cho con ở nhà đến khi khỏi hẳn.

Thuỷ đậu là bệnh nguy hiểm và trẻ cần nghỉ ở nhà đến khi khỏi hẳn (Ảnh minh họa).

Nếu con bạn bị thủy đậu, bạn nên cho chúng nghỉ học cho đến khi các nốt đậu đã đóng vảy. Thông thường là khoảng 5 ngày sau khi các nốt mụn đầu tiên xuất hiện.

Trẻ em bị tiêu chảy hoặc nôn mửa nên nghỉ học trong vòng 2 ngày sau khi hết các triệu chứng bệnh. Bệnh này thường do vấn đề về dạ dày gây ra và sẽ ngừng sau vài ngày. Hãy đảm bảo cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước trong cơ thể.

Cách điều trị tiêu chảy và nôn trớ cho trẻ:

- Cho trẻ ở nhà và nghỉ ngơi nhiều.

- Cho trẻ uống nhiều chất lỏng, để con uống từng ngụm nhỏ nếu cảm thấy mệt.

- Cho trẻ ăn nếu bé cảm thấy có thể ăn uống được, trẻ không cần kiêng bất kỳ loại thực phẩm cụ thể nào.

- Không cho trẻ uống nước hoa quả hoặc đồ uống có ga bởi có thể làm bệnh tiêu chảy nặng hơn.

- Không cho trẻ dưới 12 tuổi uống thuốc để cắt cơn tiêu chảy.

- Không cho trẻ dưới 16 tuổi uống aspirin.

Nếu con bạn bị nhiễm trùng tai và sốt hoặc đau tai nghiêm trọng, hãy cho con nghỉ học cho đến khi chúng cảm thấy khỏe hơn hoặc hết sốt.

Nhiễm trùng tai thường tự khỏi trong vòng 3 ngày, mặc dù đôi khi các triệu chứng có thể kéo dài đến một tuần.

Nếu con bạn bị sốt, hãy cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi hẳn (Ảnh minh họa).

Nhiệt độ bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ em là khoảng 36,4 độ C, nhưng nhiệt độ này có thể thay đổi một chút ở từng trẻ. Triệu chứng sốt là khi nhiệt độ cao từ 38 độ C trở lên và trẻ nhỏ rất thường bị. Nếu con bạn bị sốt, hãy cho chúng nghỉ học cho đến khi khỏi hẳn, thường trong vòng 3 hoặc 4 ngày.

Bệnh ban đỏ ở trẻ (Ảnh minh họa).

Ban đỏ gây ra các triệu chứng giống như cúm bao gồm: nhiệt độ cơ thể cao từ 38 ° C trở lên, đau họng, sưng hạch cổ (một khối u lớn ở bên cổ) và vài ngày sau sẽ nổi phát ban.

Nếu con của bạn bị ban đỏ, chúng sẽ cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh nếu không sẽ bị nhiễm trùng trong 2 đến 3 tuần. Con bạn có thể đi học lại sau 1 ngày bắt đầu dùng kháng sinh.

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da rất dễ lây lan, vì vậy tốt nhất bạn nên cho con nghỉ học nếu con mắc bệnh. Bạn sẽ cần đưa con mình đến gặp bác sĩ đa khoa để được điều trị bằng thuốc kháng sinh giúp giảm bớt tình trạng bệnh.

Hãy cho trẻ nghỉ đến khi tất cả các vết loét đóng vảy và lành lại hoặc trong 48 giờ sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng sinh. Khuyến khích con rửa tay thường xuyên và không dùng chung khăn tắm, cốc chén... với những trẻ khác ở trường.

Bệnh tay chân miệng thường gặp nhiều ở trẻ em và gây ra các vết loét bên trong hoặc xung quanh miệng, trên bàn tay, bàn chân, cẳng chân hoặc mông sẽ gặp phát ban hoặc mụn nước.

Với những bé bị bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ, tức là chỉ có mụn nước và loét miệng thì cha mẹ có thể tự chăm sóc và theo dõi điều trị ở nhà. Nếu chẳng may trẻ đã bị bệnh tay chân miệng thì trong khoảng thời gian từ 10 - 14 ngày kể từ ngày phát bệnh cần cách ly những bé bị bệnh tại nhà, không cho bé đến nhà trẻ, trường học hoặc những nơi đông người để tránh lây lan.